Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

03/07/2024
Nội dung chính xem nhanh

Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường? Nhiều người mới làm cha mẹ thắc mắc điều gì là bình thường và điều gì không bình thường khi nói đến việc thay tã cho trẻ sơ sinh. Đây là những thông tin hữu ích mà bạn cần biết về vấn đề đi tiêu, đi tiểu trong vài ngày đầu tiên của bé.

1. Vấn đề đi tiểu ở trẻ trong ngày đầu tiên

Em bé của bạn có thể đi tiểu thường xuyên từ 1 đến 3 giờ một lần hoặc ít hơn là 4 đến 6 lần một ngày. Nếu trẻ bị ốm hoặc sốt hoặc khi thời tiết quá nóng, lượng nước tiểu thông thường của trẻ có thể giảm đi một nửa và điều đó là bình thường. 

Đi tiểu không bao giờ gây đau cho trẻ. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào khi trẻ sơ sinh đang đi tiểu, hãy thông báo cho bác sĩ nhi khoa. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một số vấn đề khác ở đường tiết niệu. 

Ở trẻ khỏe mạnh, nước tiểu có màu vàng nhạt đến vàng đậm. Màu càng đậm thì nước tiểu càng đặc. Nước tiểu sẽ càng đặc hơn khi con bạn không uống nhiều sữa. Trong tuần đầu tiên sau khi sinh, bạn có thể thấy một vệt màu hồng hoặc đỏ gạch trên tã, thường bị nhầm là máu. Trên thực tế, vết ố này thường là dấu hiệu của nước tiểu đậm đặc, có màu hơi hồng. Miễn là em bé làm ướt ít nhất 4 chiếc tã mỗi ngày thì không có gì mà bạn phải quá lo lắng. Nếu vết màu hồng vẫn tiếp tục xuất hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa.

Bé gái sơ sinh có thể có một vết máu nhỏ trên tã, thường là trong tuần đầu tiên sau khi sinh. Vết máu này là do nội tiết tố của mẹ ảnh hưởng đến tử cung của em bé. Tuy nhiên, sau thời gian đó, nếu tình trạng máu trong nước tiểu hoặc vết máu trên tã vẫn còn xuất hiện thì bạn nên thông báo cho bác sĩ nhi khoa. Đó có thể là do vết loét nhỏ do hăm tã, nhưng cũng có thể là một vấn đề nghiêm trọng hơn. 

Nếu tình trạng chảy máu này đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau bụng, bú kém, nôn mửa, sốt hoặc chảy máu ở các khu vực khác, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

2. Vấn đề đi tiêu ở trẻ sơ sinh

2.1. Trẻ sơ sinh đi ngoài thế nào là bình thường? 

Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, bé sẽ đi tiêu phân su. Phân su là chất đặc màu đen hoặc xanh đậm. Phân này lấp đầy ruột của trẻ trước khi sinh và thải ra ngoài sau sinh. Sau đó, bé sẽ đi cầu phân vàng như bình thường. 

Phân của trẻ có nhiều màu sắc và độ đặc khác nhau do hệ tiêu hóa còn non nớt. Việc sẽ được bú sữa mẹ hay sữa công thức cũng ảnh hưởng đến màu sắc, độ đặc của phân: 

  • Nếu con bạn được bú sữa mẹ, phân sẽ sớm có chất lỏng màu vàng trộn lẫn với một số hạt. Cho đến khi, trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, độ đặc của phân có thể dao động từ rất mềm đến lỏng và nhiều nước.
  • Nếu trẻ được bú sữa công thức, phân của trẻ thường có màu nâu vàng hoặc vàng. Phân này sẽ cứng hơn phân ở trẻ bú sữa mẹ nhưng không cứng hơn đất sét mềm. Phân màu xanh lá cây cũng là điều bình thường và bạn không nên lo lắng.

Cho dù, con bạn bú sữa mẹ hay bú bình, phân cứng hoặc rất khô có thể là dấu hiệu cho thấy bé không nhận đủ sữa hoặc bị mất quá nhiều nước do bệnh, sốt hoặc thời tiết nóng.

Sau khi ăn dặm, phân cứng có thể cho thấy trẻ đang ăn quá nhiều thực phẩm gây táo bón, chẳng hạn như ngũ cốc hoặc sữa bò, trước khi cơ thể trẻ có thể tiêu hóa chúng. Lưu ý rằng sữa bò nguyên chất không được khuyên dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

2.2. Những điều cần lưu ý về vấn đề đi tiêu ở trẻ sơ sinh

Ba mẹ cần chú ý một số những bất thường ở vấn đề đi tiêu ở trẻ

Dưới đây là một số điểm quan trọng khác cần lưu ý về vấn đề đi tiêu ở trẻ:

  • Thỉnh thoảng, sự thay đổi về màu sắc và độ đặc của phân là bình thường. Ví dụ, nếu quá trình tiêu hóa chậm lại do cần nhiều nỗ lực hơn để tiêu hóa thức ăn (chẳng hạn như một lượng lớn ngũ cốc), phân có thể có màu xanh; hoặc nếu trẻ được bổ sung sắt, phân có thể chuyển sang màu nâu sẫm.
  • Nếu hậu môn bị kích ứng nhẹ và nứt, các vệt máu có thể xuất hiện ở bên ngoài phân. Tuy nhiên, nếu có nhiều máu, nhiều nhầy hoặc nước trong phân, hãy đưa bé đi khám bác sĩ. 
  • Vì phân của trẻ sơ sinh thường mềm và hơi lỏng nên không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận biết khi nào trẻ bị tiêu chảy. Các dấu hiệu nhận biết là tần suất đi tiêu tăng đột ngột so với bình thường (đi tiêu nhiều hơn một lần sau mỗi lần bú) và phân có nhiều nước hơn so với bình thường. Tiêu chảy có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường ruột hoặc do trẻ thay đổi chế độ ăn. Nếu đang bú mẹ, trẻ thậm chí có thể bị tiêu chảy do mẹ thay đổi chế độ ăn.
  • Nguy cơ chính của bệnh tiêu chảy là khả năng mất nước. Nếu tiêu chảy kèm sốt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, hãy đưa bé đi khám ngay. Nếu con bạn trên 3 tháng tuổi và cơn sốt kéo dài hơn một ngày, hãy kiểm tra lượng nước tiểu và nhiệt độ trực tràng của bé. Sau đó, nên đưa bé đi khám với bác sĩ nhi. 

Tần suất đi tiêu cũng rất khác nhau ở trẻ sơ sinh. Nhiều trẻ đi đại tiện ngay sau mỗi lần bú. Đây là phản xạ dạ dày ruột, khiến hệ tiêu hóa hoạt động mỗi khi dạ dày chứa đầy thức ăn.

Khi được 3 đến 6 tuần tuổi, một số trẻ bú sữa mẹ chỉ đi tiêu một lần mỗi tuần và điều đó là bình thường. Sữa mẹ để lại rất ít chất thải rắn cần loại bỏ khỏi hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, đi ngoài không thường xuyên không phải là dấu hiệu của táo bón và không được coi là vấn đề, miễn là phân mềm và trẻ sơ sinh vẫn bình thường, tăng cân đều đặn và bú thường xuyên. Trẻ sơ sinh bú mẹ thường đi tiêu nhiều phân sau vài ngày. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn nhiều khăn lau để làm sạch.

Nếu con bạn bú sữa công thức, bé nên đi tiêu ít nhất một lần mỗi ngày. Nếu trẻ không đi tiêu mỗi ngày và có vẻ khó chịu, đây có thể là dấu hiệu của táo bón. Hãy đưa bé đi khám bác sĩ.

Tóm lại, ngoài việc bú sữa thì vấn đề trẻ đi ngoài như thế nào là bình thường cũng là mối quan tâm lớn của cha mẹ. Hi vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhé!

Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.  

Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:

  • Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
  • Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
  • Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
  • Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
  • Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ

Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:

  • 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi teen (12 - 16 tuổi)
  • Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
  • Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
  • Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
  • Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
  • Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
  • Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em

Chúng tôi mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thoải mái và bổ ích cho gia đình với Bác sĩ thân thiện, cởi mở, sẵn sàng dành thời gian tư vấn và đồng hành cùng gia đình; và hướng dẫn trẻ và bố mẹ cách duy trì lối sống lành mạnh hằng ngày cho con bên cạnh việc tư vấn bệnh lý.

Nguồn: Chăm sóc em bé và trẻ nhỏ của bạn: Sơ sinh đến 5 tuổi - Phiên bản thứ 7 (Bản quyền © 2019 Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ)

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

 

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn