Hầu như trẻ em nào cũng ít nhất một lần gặp phải tình trạng đau bụng ở một thời điểm nào đó. Đa số trường hợp cơn đau thường không nghiêm trọng và thường tự khỏi, nhưng một số khác có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nghiêm trọng cần được cấp cứu và điều trị. Vậy, nguyên nhân đau bụng ở trẻ em là gì? Cách chẩn đoán, chăm sóc và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Tổng quan về đau bụng ở trẻ em
Đau bụng là cảm giác khó chịu ở bất kỳ vị trí nào trong vùng bụng. Cơn đau có thể nặng hoặc nhẹ. Trẻ có thể cảm thấy cơn đau khắp bụng hoặc chỉ đau một vùng cụ thể nào đó trong bụng.
Cơn đau bụng có thể xảy ra liên tục hoặc đau quặn từng cơn tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số trẻ nằm ôm bụng sẽ thấy dễ chịu hơn, trong khi, những trẻ khác thấy dễ chịu khi nằm thẳng hoặc bất động. Đau bụng ở trẻ em còn có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn.
Đau bụng là một vấn đề sức khỏe rất phổ biến ở trẻ em
Cơn đau có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Đau bụng mạn tính là cơn đau kéo dài hoặc lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian.
Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em là gì?
Đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nguyên nhân thường gặp nhất là hệ tiêu hóa bị nhiễm virus, do viêm dạ dày hoặc cơn đau quặn bụng Colic ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng.
Đau bụng cấp tính có thể do một hoặc nhiều cơ quan trong bụng gây ra như: hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục.
Các nguyên nhân gây đau bụng cấp tính nghiêm trọng ở trẻ em bao gồm:
- Viêm ruột thừa.
- Viêm túi thừa.
- Lồng ruột.
- Xoắn ruột.
- Thủng ruột.
- Viêm tụy cấp.
- Sỏi mật.
- Sỏi thận.
- Áp xe các cơ quan trong bụng.
- U nang buồng trứng, thai ngoài tử cung (ở bé gái lớn)...
Khi nào nên cho trẻ đến gặp bác sĩ?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau bụng, trẻ có thể cần được điều trị ngay lập tức. Nếu trẻ bị đau bụng đột ngột hoặc dữ dội hoặc có các triệu chứng sau đây, hãy gọi bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt:
- Bụng của trẻ rất đau, chướng căng.
- Cơn đau bụng vẫn còn hoặc không thuyên giảm sau 1 đến 2 ngày.
- Cơn đau tăng dần, xuất hiện thường xuyên hơn hoặc lan ra vùng bụng khác.
- Trẻ sốt trên 38 độ C, ớn lạnh hoặc đau khi đi tiểu.
- Phân của trẻ có màu đỏ hoặc đen hoặc có máu trong phân.
- Nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu.
- Trẻ nôn ra chất nôn có màu đen, đỏ hoặc vàng.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống bình thường.
- Trẻ không khỏe, ít chơi hơn so với bình thường.
- Có dấu hiệu mất nước: khô miệng, nước tiểu đậm, ít hoặc không có nước mắt khi khóc.
Đau bụng ở trẻ em và cách điều trị
Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em
Khi đến gặp bác sĩ, trẻ sẽ được thăm khám và tùy theo nguyên nhân nghi ngờ gây ra cơn đau bụng mà bác sĩ sẽ chỉ định trẻ làm một trong các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Chụp Xquang bụng đứng.
- Siêu âm bụng.
- Chụp CT-scan bụng.
Điều trị đau bụng như thế nào?
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau bụng ở trẻ em, có thể là:
- Truyền dịch.
- Thuốc giảm đau.
- Kháng sinh điều trị nhiễm trùng.
- Phẫu thuật...
Chăm sóc trẻ tại nhà để giảm đau bụng như thế nào?
Khi cơn đau bụng ở trẻ em chưa được biết rõ nguyên nhân, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bằng các phương pháp tại nhà sau đây để làm giảm nhẹ triệu chứng:
- Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động mạnh.
- Cho trẻ uống nhiều nước nếu có nôn ói hoặc tiêu chảy, bắt đầu với số lượng nhỏ và tăng dần khi trẻ cảm thấy khỏe hơn.
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, nhạt khi trẻ muốn ăn. Có thể bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như bánh mì, bánh quy để giúp làm dịu dạ dày hoặc các thực phẩm khác như mì, cơm, súp, rau mềm, trái cây hoặc thịt nạc để đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ. Tránh các loại thực phẩm hoặc đồ uống nhiều đường hay các loại thức ăn có nguy cơ làm cho cơn đau nặng hơn.
- Nếu trẻ có tình trạng táo bón, phải đảm bảo trẻ được uống đủ nước và bổ sung đầy đủ chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày.
- Thảo luận với bác sĩ trước khi cho trẻ uống bất kì loại thuốc hoặc chất bổ sung không kê đơn nào.
Nếu cơn đau bụng vẫn không thuyên giảm sau 1 đến 2 ngày hoặc trẻ có các dấu hiệu nghiêm trọng khác thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện hoặc phòng khám để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác, cũng như tiến hành điều trị nếu cần.
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.
Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:
- Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7.
- Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi.
- Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh.
- Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30.
- Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:
- 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi vị thành niên (12 - 16 tuổi)
- Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
- Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
- Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
- Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
- Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
- Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em
Chúng tôi mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thoải mái và bổ ích cho gia đình với Bác sĩ thân thiện, cởi mở, sẵn sàng dành thời gian tư vấn và đồng hành cùng gia đình; và hướng dẫn trẻ và bố mẹ cách duy trì lối sống lành mạnh hằng ngày cho con bên cạnh việc tư vấn bệnh lý.
Hi vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Đau bụng ở trẻ em tưởng là một tình trạng thông thường nhưng các bậc cha mẹ cũng không nên lơ là, chủ quan. Hãy luôn đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.
----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.