Trẻ phát triển nhanh nhất cả về thể chất lẫn tinh thần trong vòng một năm đầu đời. Cùng khám phá sự phát triển này ở trẻ 1 tuổi trong bài viết sau đây để bạn hiểu con và chăm sóc con được tốt hơn nhé!
1. Bản năng tuyệt vời của trẻ
Ngay ngày đầu tiên, dường như là em bé của bạn không làm gì cả ngoài việc bú, khóc và đi vệ sinh. Nhưng thật ra, trẻ cũng học được khá nhiều thông qua những hoạt động đó.
Trẻ sơ sinh có thể nhìn thấy những khuôn mặt, hình dáng, kích cỡ, màu sắc khác nhau. Trẻ có thể phân biệt được giọng nói của bố mẹ mình và người khác. Trẻ đến với thế giới bằng bản năng có thể bú và truyền đạt những gì trẻ muốn bằng việc khóc. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều làm được điều này ngay từ khi mới ra đời.
Trẻ sơ sinh có những bản năng rất diệu kỳ
2. Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con
Việc chăm sóc bé vào những tháng ngày đầu tiên ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của bé. Đó là lý do tại sao bạn cần phải quan tâm nhiều đến sự phát triển của bé về cả thể chất lẫn tinh thần. Sự tăng trưởng về não của bé bị ảnh hưởng bởi cách chăm sóc và những trải nghiệm mà bạn mang lại cho con. Sự quan tâm yêu thương giúp những tế bào não kết nối với nhau và giúp trẻ:
- Có cảm giác an toàn và tự tin.
- Có những thông tin mới.
- Phát triển cơ thể khỏe mạnh.
3. Em bé của bạn hoạt động như thế nào?
Bạn có thể không biết rằng vài tuần đầu tiên sau khi sinh là khoảng thời gian bé rất năng động. Mặc dù bạn có thể sẽ cảm thấy rằng bạn và vợ/chồng của bạn đang vất vả trong việc chăm sóc bé. Đúng là, bé chắc chắn không thể chạy qua công viên hoặc chơi ném bóng ở độ tuổi này, nhưng vẫn có nhiều cơ hội cho bé bắt đầu phát triển các kỹ năng vận động để xây dựng một tuổi thơ năng động và cuộc sống thú vị khi trưởng thành trong tương lai.
Các mốc quan trọng trong việc phát triển kỹ năng vận động của trẻ 1 tuổi:
- Bạn có nhận thấy rằng trẻ đã bắt đầu đá trong tháng thứ hai sau khi sinh. Mặc dù đó là phản xạ bản năng vào thời điểm này, nhưng chẳng bao lâu sau, bé sẽ có thể gập và duỗi thẳng chân bất cứ khi nào bé muốn.
- Khi được 3 tháng tuổi, bé có thể bắt đầu tự đá từ trước ra sau. Vào khoảng 3 đến 4 tháng, khi bạn bế bé thẳng đứng với hai chân đặt trên sàn, bé sẽ chống xuống và duỗi thẳng chân như thể bé đang tự đứng và bé sẽ phát hiện ra rằng mình có thể gập đầu gối và duỗi thẳng gối trở lại.
- Bắt đầu từ khoảng 5 tháng tuổi, trẻ có thể ngẩng đầu lên khi nằm sấp và sau đó chống tay để nâng ngực lên khỏi sàn hoặc giường. Trong tư thế đó, bé có thể đá chân, vận động chân và di chuyển cánh tay như thể đang bơi. Chẳng bao lâu sau, trẻ sẽ lật và vận động theo ý muốn.
- Vào khoảng 8 tháng, bé sẽ có thể ngồi mà không cần hỗ trợ và tự đỡ lấy mình bằng cánh tay và bàn tay nếu bắt đầu ngã. Bé sẽ nhặt và di chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia.
- Từ 7 đến 10 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu bò và sau đó sẽ bò thành thạo.
- Trong vài tháng cuối cùng trước sinh nhật 1 tuổi, trẻ sẽ nắm lấy chân của mình và cố gắng đưa chân vào miệng. Trẻ có thể đá chân trong mỗi lần thay tã.
- Ngay vào khoảng thời gian sinh nhật 1 tuổi, bé có thể chập chững những bước đi đầu tiên. Bé có thể chập chững bước đi sớm hơn hoặc muộn hơn một chút nhưng đây là điều bình thường.
Trẻ 1 tuổi đã có những bước đi chập chững đầu tiên trong đời
4. Cha mẹ nên làm gì để giúp con phát triển kỹ năng vận động?
Từ khi sinh ra đến khi trẻ 1 tuổi, ba mẹ hãy tận dụng mọi cơ hội để giúp kích thích trí óc và cơ thể của bé nhằm giúp bé phát triển tốt các kỹ năng vận động. Ngay từ những tuần tuổi đầu tiên của trẻ, bạn hãy vừa đi dạo quanh nhà trong khi bế và tương tác với bé, đồng thời nói to tên của những đồ vật mà cả bạn và bé bắt gặp. Chẳng bao lâu nữa, trẻ sẽ muốn tiếp cận, chạm vào chúng và nhặt chúng lên.
Ngoài ra, hãy nói chuyện với bé bất cứ khi nào bạn ở bên bé. Cho dù bạn đang thay tã cho bé, tắm cho bé hay lái xe chở bé, hãy tiếp tục duy trì cuộc trò chuyện. Trẻ nhỏ thích âm thanh giọng nói của cha mẹ. Bạn hãy xem cách trẻ phản ứng và giao tiếp với âm thanh thông qua cách trẻ đạp tay chân.
Dưới đây là một số hoạt động khác mà bạn và bé có thể làm cùng nhau:
- Đọc to cho bé nghe.
- Mở một vài bản nhạc và nhảy nhẹ nhàng với bé trong vòng tay của bạn.
- Ngồi chơi với bé trên sàn nhà. Bé sẽ thích tương tác với bạn.
- Hãy thử dạy bé chơi ú oà và làm bánh, chúng có thể kích thích bé và giúp bé
- phát triển các kỹ năng vận động.
- Ôm bé thường xuyên nhất có thể và dành cho bé những tiếp xúc thân thể đầy yêu thương.
- Đặt bé vào xe đẩy và đưa bé đi dạo. Đó là một cách hay để cho con bạn tiếp xúc với thế giới xung quanh.
Khi bé lớn lên và phát triển, bé sẽ có nhiều hoạt động chơi đùa hơn. Hãy chắc chắn rằng bé có đồ chơi an toàn và mềm để chơi. Đồ chơi đủ nhỏ để bé có thể nhặt chúng lên, nhưng cũng đủ lớn để bé không thể cho vào miệng.
5. Những điều nên theo dõi ở trẻ 1 tuổi
Con của bạn sẽ có đặc điểm và tính cách khác các em bé khác. Mỗi bé đều có đặc điểm tính cách riêng. Thật thú vị khi bạn biết được sở thích, nhu cầu và khả năng của con bạn. Tìm hiểu cách mà con giao tiếp với những người khác và giao tiếp trong các tình huống. Một số bé thích hoạt động nhiều hơn một số khác, như một số trẻ thường la lớn khi khóc hay cười, nhưng một số thì yên lặng.
Một số cách mà con của bạn có thể nói cho bạn biết đó là thời gian mà con nghỉ ngơi, là khi:
- Bé tránh giao tiếp bằng mắt.
- Trở nên buồn ngủ hoặc quấy khóc, có thể khóc nhiều hơn.
- Ho hoặc trớ.
- Dụi mắt.
6. Chăm sóc bản thân của bạn
Trẻ em phát triển nhanh nhất trong 1 năm đầu đời. Điều đó cũng sẽ làm mất khá nhiều thời gian và năng lượng của bạn. Bạn cần sống khỏe và vui vẻ để chăm sóc con và cho con có sự khởi đầu tốt nhất. Khi bạn cảm thấy mình ổn, bạn mới làm cho trẻ vui vẻ và tự tin hơn. Đó là lý do tại sao bạn cần dành thời gian chăm sóc cho bản thân. Khi bạn cần giúp đỡ, hãy nói với những người thân để được giúp đỡ. Sau khi bạn đã được nghỉ ngơi thì bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn và có thể làm nhiều điều vui hơn cho con của bạn.
7. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ từ những người xung quanh
Việc phát triển mối quan hệ giữa cha mẹ và các thành viên trong gia đình là rất quan trọng. Điều đó giúp cho trẻ em có mối quan hệ tích cực với những người khác.
Con bạn sẽ học được cách giao tiếp với những người chăm sóc khác bằng việc để cho những người chăm sóc khác giữ và nói chuyện với bé khi bạn đang ở xung quanh con.
Khi bạn không thể ở cùng con, hãy tìm một người đáng tin để chăm sóc con. Qua đó, con của bạn sẽ học được cách chơi với người khác mà không quấy khóc.
Nếu bạn quyết định giao con cho người thân, bạn bè hoặc người chăm sóc khác, hãy đảm bảo rằng người chăm sóc và môi trường xung quanh con lành mạnh, an toàn và thoải mái. Bằng cách này, bạn cũng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi không ở gần con.
Trẻ 1 tuổi sẽ có cảm giác an toàn khi được yêu thương. Tình yêu thương của bạn và người thân sẽ mang đến cho bé sức mạnh thể chất để chống lại bệnh tật, mang đến sức mạnh tinh thần để cảm thấy tự tin và khả năng học hỏi những điều mới trong suốt 1 năm đầu đời.
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.
Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:
- Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
- Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
- Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
- Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
- Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ
Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:
- 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi),
- Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi vị thành niên (12 - 16 tuổi)
- Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
- Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
- Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
- Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
- Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
- Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em
Chúng tôi mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thoải mái và bổ ích cho gia đình với Bác sĩ thân thiện, cởi mở, sẵn sàng dành thời gian tư vấn và đồng hành cùng gia đình; và hướng dẫn trẻ và bố mẹ cách duy trì lối sống lành mạnh hằng ngày cho con bên cạnh việc tư vấn bệnh lý.
Nguồn: Hướng dẫn dành cho phụ huynh về bệnh béo phì ở trẻ em: Lộ trình đến sức khỏe (Bản quyền © 2006 Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ)
----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.