Khi đến giai đoạn 3 tháng tuổi, bé sẽ có những sự phát triển đặc biệt về thể chất lẫn cảm xúc. Trẻ có thể bắt đầu biết nghe và tạo ra âm thanh trong giai đoạn này. Cùng tìm hiểu rõ hơn nhé!
1. Một số cột mốc phát triển của trẻ 3 tháng tuổi
Khi bé 3 tháng tuổi, con sẽ có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ một trẻ sơ sinh hoàn toàn phụ thuộc thành một bé năng động và nhạy bén. Các phản xạ sơ sinh sẽ mất đi và khả năng kiểm soát cơ thể tốt hơn. Bạn sẽ thấy bé nhìn bàn tay của mình và theo dõi chuyển động của bàn tay.
Dưới đây là một số cột mốc phát triển quan trọng ở trẻ 3 tháng tuổi:
1.1. Các cột mốc vận động
- Nâng đầu và ngực khi nằm sấp
- Tay có thể chống đỡ được khi nằm sấp
- Duỗi chân và đá khi nằm sấp hoặc ngửa
- Nắm và xòe bàn tay
- Đạp chân khi bàn chân đặt trên bề mặt chắc chắn
- Đưa tay vào miệng
- Dùng tay nắm các vật thể khác
- Cầm được đồ chơi và lắc đồ chơi.
1.2. Các cột mốc phát triển về thị giác và thính giác
- Nhìn chăm chú vào khuôn mặt người khác
- Theo dõi các vật thể chuyển động
- Nhận biết đồ vật và người quen ở xa
- Bắt đầu phối hợp tay và mắt
- Mỉm cười khi nghe giọng nói quen thuộc
- Bắt đầu nói ê a
- Bắt đầu bắt chước một số âm thanh
- Quay đầu về hướng có âm thanh.
Theo dõi các cột mốc phát triển thị giác và thính giác
1.3. Các cột mốc giao tiếp xã hội và cảm xúc
- Bắt đầu biết mỉm cười
- Thích chơi với người khác và có thể khóc khi ngừng chơi
- Bắt đầu giao tiếp và biểu cảm hơn thông qua biểu hiện ở khuôn mặt và toàn cơ thể
- Bắt chước một số chuyển động và nét mặt của người khác.
2. Các cột mốc nghe và tạo ra âm thanh của trẻ
Từ khoảng 1-3 tháng tuổi, trẻ sẽ đạt được một số mốc quan trọng về nghe và nói, bao gồm mỉm cười với âm thanh giọng nói quen thuộc và quay đầu về phía âm thanh. Trẻ cũng sẽ bắt đầu bập bẹ và bắt chước một số âm thanh.
2.1. Nghe âm thanh giọng nói quen thuộc
Con bạn thích nhìn khuôn mặt người hơn các hình ảnh khác và chúng cũng thích giọng nói của con người hơn các âm thanh khác. Bé 3 tháng tuổi sẽ nhận ra và phản ứng với những giọng nói mà trẻ nghe thấy nhiều nhất. Trẻ sẽ liên kết những hình ảnh, giọng nói này với sự ấm áp, được cho bú và sự thoải mái.
Hãy lắng nghe chính mình khi bạn nói chuyện với bé. Bạn có thể sẽ nhận thấy rằng khi bạn nâng cao âm độ, nói chậm lại, mở to mắt và miệng hơn bình thường, bé sẽ ngay lập tức bị thu hút và mỉm cười.
Bằng cách lắng nghe bạn và những người khác, bé sẽ khám phá ra tầm quan trọng của lời nói trước khi bé hiểu hoặc lặp lại những từ cụ thể. Sau 1 tháng, trẻ sẽ có thể nhận ra bạn bằng giọng nói, ngay cả khi bạn đang ở trong một căn phòng khác.
2.2. Cuộc trò chuyện đầu tiên
Khi bạn nói chuyện với bé, bé sẽ cảm thấy yên tâm, được an ủi và được vui đùa. Khi bé cười và ríu rít với bạn, cả bạn và bé sẽ đều nhận ra rằng những cuộc nói chuyện như vậy rất có lợi và quý giá. Những cuộc trò chuyện đầu tiên này dạy cho trẻ nhiều quy tắc giao tiếp tinh tế, chẳng hạn như việc thay đổi giọng điệu, bắt chước, thay đổi nhịp điệu và tốc độ tương tác bằng lời nói.
Vào khoảng 2 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có thể bắt đầu thủ thỉ và lặp lại một số nguyên âm (ah-ah-ah, ooh-ooh-ooh). Bạn rất dễ có thói quen nói chuyện với con bằng những từ ngữ và âm điệu của trẻ con, nhưng điều này không tốt. Bạn cần trò chuyện với con bằng ngôn ngữ rõ ràng của người lớn chứ không phải ngôn ngữ không rõ ràng của trẻ con. Trong giai đoạn đầu đời, bạn cũng nên đọc sách cho bé nghe, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bé không hiểu gì.
Đọc sách cho bé 3 tháng tuổi là một cách trò chuyện cùng con
Khi 4 tháng tuổi, trẻ sẽ bập bẹ thường xuyên, thường tự gây cười trong thời gian dài bằng cách tạo ra những âm thanh mới lạ (muh-muh, bah-bah). Trẻ cũng sẽ nhạy cảm hơn với giọng nói của bạn.
Khi bạn cùng bé trò chuyện và sinh hoạt, bé sẽ học được cách nói từ giọng nói của bạn. Cách bạn nói chuyện sẽ cho trẻ thấy nhiều điều về tâm trạng và tính cách của bạn, ngược lại, cách trẻ phản ứng sẽ cho bạn biết nhiều điều về trẻ.
Nếu bạn nói theo cách nhẹ nhàng và cười đùa, trẻ có thể sẽ mỉm cười vui vẻ với bạn. Khi bạn la hét hoặc nói chuyện lớn tiếng và tỏ thái độ giận dữ, trẻ có thể sẽ giật mình hoặc khóc. Bạn không nên như vậy khi giao tiếp với trẻ.
3. Theo dõi sự phát triển ở trẻ 3 tháng
Mặc dù mỗi em bé phát triển theo cách riêng và theo tốc độ riêng nhưng việc không đạt được các mốc quan trọng nhất định có thể báo hiệu các vấn đề về thể chất cần được quan tâm đặc biệt. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào sau đây ở trẻ trong độ tuổi này, hãy thảo luận với bác sĩ nhi khoa:
- Dường như không phản ứng với âm thanh lớn
- Không để ý đến bàn tay khi được 2 tháng tuổi
- Không cười khi nghe giọng nói của bạn sau khi được 2 tháng tuổi
- Không theo dõi các vật chuyển động bằng mắt sau 2-3 tháng tuổi
- Không nắm và giữ đồ vật sau 3 tháng tuổi
- Không cười với mọi người sau 3 tháng tuổi
- Không thể giữ đầu tốt sau 3 tháng tuổi
- Không với tới và nắm bắt đồ chơi khi được 3 đến 4 tháng tuổi
- Không nói ê a sau 3 đến 4 tháng tuổi
- Không đưa đồ vật vào miệng khi được 4 tháng
- Bắt đầu bập bẹ nhưng không cố gắng bắt chước bất kỳ âm thanh nào của bạn khi được 4 tháng tuổi
- Không đẩy chân khi bàn chân của bé đặt trên bề mặt chắc chắn khi được 4 tháng tuổi
- Mắt của bé khi nhìn không bình thường
- Thường xuyên lác mắt (Thỉnh thoảng, lác mắt là bình thường trong những tháng đầu tiên)
- Không chú ý đến những khuôn mặt mới hoặc có vẻ rất sợ hãi trước những khuôn mặt hoặc môi trường xung quanh
- Vẫn có phản xạ phòng vệ (phản xạ cổ không đối xứng) khi được 4 đến 5 tháng tuổi. Phản xạ phòng vệ là phản xạ khi bé nằm và đầu quay sang phải hoặc trái, cánh tay tương ứng sẽ duỗi ra trong khi cánh tay còn lại uốn cong cạnh đầu.
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.
Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:
- Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
- Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
- Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
- Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
- Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ
Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:
- 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi),
- Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi teen (12 - 16 tuổi)
- Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
- Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
- Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
- Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
- Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
- Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em
Chúng tôi mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thoải mái và bổ ích cho gia đình với Bác sĩ thân thiện, cởi mở, sẵn sàng dành thời gian tư vấn và đồng hành cùng gia đình; và hướng dẫn trẻ và bố mẹ cách duy trì lối sống lành mạnh hằng ngày cho con bên cạnh việc tư vấn bệnh lý.
Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích để giúp bạn chăm sóc trẻ tốt hơn trong 3 tháng đầu đời!
Nguồn Chăm sóc em bé và trẻ nhỏ: Sơ sinh đến 5 tuổi Phiên bản thứ 7 (Bản quyền © 2019 Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ)
----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.