Táo bón ở trẻ em: Cách nhận biết và điều trị

23/08/2024
Nội dung chính xem nhanh

Táo bón ở trẻ em là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ thuộc mọi lứa tuổi. Trẻ bị táo bón có thể đi tiêu ít hơn bình thường hoặc đi tiêu khó khăn, phân lớn hoặc cảm thấy đau đớn khi đi tiêu. Hầu hết trẻ bị táo bón đều không có bệnh lý thực thể nào gây ra triệu chứng này. Cùng tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này trong bài viết ngay sau đây!

Trẻ đi tiêu bao lâu một lần là bình thường?

Số lần đi tiêu sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:

  • Trong tuần đầu tiên, hầu hết trẻ sơ sinh đều đi tiêu phân mềm hoặc lỏng từ 4 lần trở lên mỗi ngày.
  • Trong 3 tháng đầu, một số trẻ đi tiêu từ 2 lần trở lên mỗi ngày. Tuy nhiên, có một số trẻ chỉ đi tiêu 1 lần/tuần.
  • Hầu hết trẻ em đều đi tiêu phân mềm, có khuôn, thay đổi từ 1-2 lần/ ngày cho tới 4 tuổi.
  • Sau 4 tuổi: Trẻ đi tiêu bình thường như người lớn.

Tuy nhiên, cơ địa và khả năng tiêu hóa ở mỗi đứa trẻ là hoàn toàn khác nhau. Một số trẻ sẽ đi tiêu ngay sau khi ăn. Một số trẻ khác thì sẽ đi tiêu cách ngày.

Làm sao nhận biết triệu chứng táo bón ở trẻ em?

Trẻ có thể bị táo bón khi:

  • Đi tiêu ít hơn bình thường.
  • Đi tiêu phân cứng hoặc lớn hơn bình thường.
  • Cảm thấy đau khi đi tiêu.
  • Khom lưng và khóc (nếu vẫn còn là trẻ nhỏ và chưa thể nói).
  • Tránh đi vệ sinh, gồng người hoặc trốn khi cảm thấy sắp tiêu. Điều này thường xảy ra khi bé tập ngồi bô và khi bắt đầu đi học.
  • Són phân vào quần lót hoặc tã lót (nếu trẻ đã được huấn luyện đi vệ sinh).

Phụ huynh cần phải làm gì nếu trẻ bị táo bón?

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ bị táo bón?

Ở những trường hợp nhẹ hoặc chỉ trong thời gian ngắn, táo bón ở trẻ em thường sẽ thuyên giảm nếu áp dụng một số thay đổi đơn giản như sau:

  • Ăn đủ trái cây, rau, ngũ cốc và các thực phẩm giàu chất xơ khác.
  • Uống thêm nước ép mận, nước táo hoặc nước ép lê.
  • Uống ít nhất 1 lít nước và đồ uống không phải sữa mỗi ngày (đối với trẻ trên 2 tuổi).
  • Hạn chế dùng sữa, sữa chua, phô mai và kem trong vài ngày. Một số trẻ có nguy cơ bị táo bón nếu ăn nhiều sữa.
  • Ngồi đi vệ sinh 5 đến 10 phút sau bữa ăn nếu trẻ đã được huấn luyện đi vệ sinh.
  • Đưa ra phần thưởng khi trẻ chịu ngồi đi vệ sinh.
  • Nếu trẻ đang tập ngồi bô thì hãy dừng lại một thời gian.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đưa trẻ đi khám nếu:

  • Trẻ dưới 4 tháng tuổi.
  • Trẻ thường xuyên bị táo bón.
  • Đã áp dụng thử các phương pháp nêu trên trong 24 giờ nhưng trẻ vẫn chưa đi tiêu được.
  • Có máu trong phân hoặc trên tã lót hay quần lót.
  • Trẻ đang bị đau bụng nhiều.

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7. 

Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:

  • Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
  • Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
  • Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
  • Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
  • Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ

Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:

  • 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi teen (12 - 16 tuổi)
  • Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
  • Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
  • Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
  • Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
  • Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
  • Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em

Hi vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về tình trạng táo bón ở trẻ em. Vấn đề tiêu hóa ở trẻ luôn được các bậc cha mẹ quan tâm bởi có tiêu hóa tốt thì trẻ mới hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển hoàn thiện về mặt thể chất trong những năm tháng đầu đời.

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

 

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn