Điều trị hiếm muộn nam giới bằng những phương pháp nào?

25/10/2024
Nội dung chính xem nhanh

Trong việc điều trị hiếm muộn cho các cặp vợ chồng đang mong muốn có con, ngoài trường hợp hiếm muộn ở nữ giới, tình trạng hiếm muộn nam giới không phải là hiếm gặp. Vậy, nguyên nhân và các phương pháp điều trị hiếm muộn nam giới là gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!

1. Các phương pháp điều trị hiếm muộn nam giới bằng nội khoa

1.1. Điều trị nội tiết

1.1.1. Điều trị tình trạng tăng prolactin

Điều trị bao gồm: Khám hiếm muộn nam giới để tìm nguyên nhân, mổ cắt u tuyến yên hoặc ngưng dùng thuốc là nguyên nhân gây ra bệnh.

  • Nếu tăng prolactin nguyên nhân do u tuyến yên (u tuyến yên > 1 cm, prolactin > 200 microgram/ ml), bác sĩ sẽ chỉ định điều trị hiếm muộn nam giới bằng cách: Cho bệnh nhân dùng thuốc Cắt khối u tuyến yên thông qua phẫu thuật: Việc điều trị cần hội chẩn và do chuyên khoa Ngoại thần kinh thực hiện.
  • Nếu tăng prolactin nguyên phát, không do u tuyến yên, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc trong 6 tháng để giúp cải thiện chất lượng tinh trùng. Với nguyên nhân tăng prolactin đơn thuần, không kèm các yếu tố khác, khoảng 53% bệnh nhân có thể có con sau điều trị.

1.1.2. Điều trị tình trạng suy vùng dưới đồi - tuyến yên

Để khám hiếm muộn nam giới do nguyên nhân này, bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện là nồng độ các nội tiết tố như FSH, LH và Testosterone đều giảm. Nguyên nhân có thể là do bẩm sinh hoặc mắc phải. Việc điều trị hiếm muộn nam giới trong trường hợp này là dùng thuốc có tác dụng làm tăng nồng độ LH, FSH hoặc điều trị bằng GnRH cách quãng. Điều trị đúng cách mang lại hiệu quả khá cao. Ước tính trung bình, khoảng 84% bệnh nhân có hiện tượng sinh tinh lại sau thời gian điều trị. Yếu tố tác động đến tiên lượng cho việc sinh tinh bao gồm:

  • Tiên lượng tốt: Thể tích tinh hoàn trước điều trị > 8cc, khởi phát bệnh sau khi dậy thì.
  • Tiên lượng xấu: Thể tích tinh hoàn trước điều trị < 4cc, tiền căn có tinh hoàn ẩn.

Đa số bệnh nhân sẽ có thể có con nếu không kèm nguyên nhân khác, dù vẫn còn tình trạng thiểu tinh (oligospermia) chiếm khoảng 71%. Khoảng 10% bệnh nhân vẫn có hiện tượng sinh tinh lại sau khi ngừng điều trị.

1.1.3. Điều trị các bệnh lý về tuyến giáp - tăng sinh vỏ thượng thận bẩm sinh

Việc điều trị cần phối hợp với chuyên khoa Nội Tiết.

1.2. Điều trị viêm nhiễm đường sinh dục

Hiếm muộn nam giới có thể xảy ra do tình trạng viêm nhiễm ở các tuyến sinh dục (tiền liệt tuyến, túi tinh…). Một số vi khuẩn tấn công vào tinh hoàn và/hoặc mào tinh có thể gây ra vô sinh, nguyên nhân là do sự bế tắc từ sẹo viêm trước đó để lại. Kháng sinh được sử dụng tốt nhất chỉ khi xác định được chính xác tác nhân cụ thể gây bệnh. Điều trị kết hợp với thuốc kháng viêm có thể cho kết quả tốt hơn.

1.3. Điều trị các rối loạn xuất tinh

Một số rối loạn xuất tinh thường gặp bao gồm xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng và không xuất tinh cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng hiếm muộn nam giới. Việc điều trị thuộc chuyên khoa sâu về Nam khoa.

1.4. Điều trị các rối loạn miễn dịch

Trước đây, tình trạng rối loạn miễn dịch có thể được điều trị bằng các phương pháp ức chế miễn dịch, corticoid. Tuy nhiên, ngày nay, với sự tiến bộ của các phương pháp hỗ trợ sinh sản, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IUI và IVF) đã thay thế cho các phương pháp điều trị cổ điển này.

1.5. Sử dụng liệu pháp androgen

Điều trị kích thích.

Điều trị ức chế - nhảy vọt.

Điều trị theo kinh nghiệm.

1.6. Sử dụng thuốc chống oxy hóa, vitamin và các nguyên tố vi lượng

Các loại thuốc này được sử dụng với mục đích làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng. Tuy nhiên, kết quả mà thuốc mang lại cho đến nay còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ, cũng như khả năng đáp ứng của cơ thể bệnh nhân với thuốc. Hiện tại, theo y văn chưa có một loại thuốc nào đem lại kết quả rõ rệt và còn nhiều tranh luận về liều lượng và phương thức điều trị.

1.7. Hướng mới điều trị thiểu tinh không rõ nguyên nhân

Một số bệnh nhân hiếm muộn nam giới hoàn toàn bình thường về mặt hình thái học của cơ quan sinh sản, khảo sát nội tiết tố cũng cho kết quả bình thường và không tìm thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng tinh dịch đồ kém chất lượng. Những bệnh nhân này được xếp vào nhóm thiểu tinh không rõ nguyên nhân. Nhiều nghiên cứu đang thử nghiệm để có những bước đột phá mới trong hướng điều trị như: ứng dụng sinh học phân tử, công nghệ tế bào gốc, công nghệ gen.

2. Các phương pháp điều trị hiếm muộn nam giới bằng ngoại khoa

Điều trị hiếm muộn nam giới

2.1. Thụ tinh trong ống nghiệm

Các nghiên cứu so sánh các trường hợp không có tinh trùng không do tắc nghẽn (NOA) với không có tinh trùng do tắc nghẽn (OA) cho thấy kết quả thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (kỹ thuật ICSI) kém hơn ở nhóm NOA. Kết quả này có thể xuất phát từ nguyên nhân do một tỷ lệ đáng kể nam giới bị NOA có các bất thường di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và thai.

2.2. Tinh trùng tươi và tinh trùng rã đông trong điều trị hiếm muộn nam giới

Ban đầu, lấy tinh trùng tinh hoàn được thực hiện đồng thời với lấy trứng để cung cấp tinh trùng tươi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF hoặc ICSI). Tuy nhiên, để đơn giản hoá việc sắp xếp thời gian lấy tinh trùng tươi so với lấy trứng, một số trung tâm IVF thực hiện lấy tinh trùng tinh hoàn trước khi lấy trứng và trữ đông tinh trùng để rã đông và sử dụng sau này. Thực tế cho thấy, tinh trùng sau rã đông bị giảm đáng kể tỷ lệ di động so với tinh trùng tươi. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì các phòng lab IVF thường dựa vào sự di động để chọn tinh trùng sống khi thực hiện kỹ thuật ICSI. Có rất ít hoặc không có tinh trùng di động sau rã đông đồng nghĩa với việc có khả năng tiêm tinh trùng ‘không sống’ vào trứng. Khi các tranh cãi về vấn đề là liệu tinh trùng đông - rã đông có chất lượng tương đương với tinh trùng tươi hay không thì đã có những cách tiếp cận sáng tạo liên quan đến thời điểm lấy tinh trùng tinh hoàn tươi. Các nghiên cứu thực nghiệm về độ di động của tinh trùng theo thời gian cho thấy trong cả 2 trường hợp NOA và OA, độ di động tinh trùng tăng lên trong vòng 24 - 48 giờ và các tác động của thời gian ủ lên tính toàn vẹn ADN của tinh trùng tinh hoàn rất ít. Do đó, tiến hành lấy tinh trùng tươi từ 24 đến 48h trước khi lấy trứng cho phép linh động sắp xếp lịch trình mà không ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả lâm sàng của tinh trùng trong quá trình làm ICSI để điều trị hiếm muộn nam giới.

Đơn nguyên Hỗ trợ Sinh sản  - Bệnh viện Phương Nam

Đơn nguyên Hỗ trợ Sinh sản  - Bệnh viện Phương Nam quy tụ đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, sở hữu phòng lab IVF đạt chuẩn phòng sạch ISO 5 duy nhất tại Việt Nam, giúp đảm bảo môi trường nuôi cấy phôi tốt nhất cho khách hàng. Sử dụng công nghệ Timelapse để nuôi cấy phôi và trí tuệ nhân tạo (AI) để lựa chọn phôi và đánh giá chính xác khả năng làm tổ của phôi, nâng cao tỷ lệ thành công của điều trị hỗ trợ sinh sản. Hạnh phúc của IVF Phương Châu Sài Gòn là MONG ƯỚC GẦN HƠN trên hành trình đồng hành cùng khách hàng đi tìm mầm xanh sự sống.

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Hiểu rõ về quá trình nuôi cấy phôi sẽ giúp các cặp vợ chồng mong muốn có con tăng sự chủ động phối hợp tốt với bác sĩ trong quá trình điều trị.

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

 

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn