Chuyển phôi là gì? Chuẩn bị, quy trình và những lưu ý quan trọng

16/08/2024
Nguyễn Thành Đạt
Tham vấn y khoa:
Nguyễn Thành Đạt
Bác sĩ điều trị hiếm muộn
Chuyên môn: Hỗ trợ sinh sản
Xem chi tiết
Nội dung chính xem nhanh

Trong thế kỷ 21, phương pháp IVF (In Vitro Fertilization - thụ tinh trong ống nghiệm) đã mở ra cánh cửa hi vọng cho hàng nghìn cặp vợ chồng đang đối mặt với vấn đề vô sinh - hiếm muộn, giúp họ thực hiện mong ước có được đứa con của mình. Trong quá trình làm IVF, một trong những giai đoạn quan trọng và được quan tâm đặc biệt là quy trình chuyển phôi vào buồng trứng. Chuyển phôi là bước ngoặt quan trọng trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), mang theo niềm hi vọng lớn lao cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về quy trình này nhé! 

Chuyển phôi là gì?

Chuyển phôi là thủ thuật được thực hiện trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Thủ thuật này nhằm đưa phôi thai sau khi được nuôi cấy vào tử cung của người mẹ. Phôi được chọn để đưa vào có thể là phôi tươi hoặc phôi trữ đông được tạo ra ở chu kỳ trước đó.

Quy trình chuyển phôi sẽ được thực hiện vào ngày 18 – 20 của chu kỳ kinh nguyệt. Điều kiện có thể chuyển phôi vào tử cung của người mẹ là niêm mạc tử cung phải đạt độ dày chuẩn 9 – 10 mm và thể trạng tốt.

Quy trình chuyển phôi vào tử cung

Quy trình được chia thành 3 giai đoạn trước, trong và sau chuyển phôi. Cụ thể như sau:

1. Giai đoạn trước chuyển phôi

Chuẩn bị niêm mạc tử cung

  • Bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân nữ sử dụng Estrogen từ ngày 2 của chu kỳ kinh nguyệt để kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung và ức chế rụng trứng tự nhiên.
  • Thời gian chuẩn bị trước chuyển phôi khoảng 2 -3 tuần.
  • Estrogen có thể sử dụng qua đường uống, đường tiêm, đặt âm đạo hoặc dán qua da.
  • Khoảng 1 tuần sau dùng Estrogen, bệnh nhân sẽ được siêu âm kiểm tra niêm mạc tử cung và điều chỉnh liều lượng Estrogen phù hợp, đồng thời theo dõi sự phát triển của lớp niêm mạc.
  • Bác sĩ sẽ tiếp tục hướng dẫn sử dụng Progesterone khi niêm mạc tử cung đạt độ dày thích hợp (8 - 12mm) để tạo điều kiện thích hợp cho phôi làm tổ.

Chuẩn bị phôi

Đến khi sức khỏe bệnh nhân đã sẵn sàng cho việc đặt phôi và mang thai, bác sĩ sẽ tư vấn ngày thích hợp để chuyển phôi, chất lượng phôi cũng số lượng phôi tốt nhất được chuyển để đạt tỷ lệ thành công cao nhất, hạn chế tối đa nguy cơ mang đa thai.

Ở giai đoạn này, bạn cần lưu ý:

  • Tuân thủ đúng phác đồ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ăn uống bình thường vào ngày chuyển phôi.
  • Nên nhịn tiểu trước giờ thực hiện thủ thuật khoảng 60 phút.
  • Không đeo nữ trang, không trang điểm và sử dụng nước hoa khi vào phòng làm thủ thuật.

Hình ảnh quy trình chuyển phôi

2. Quy trình chuyển phôi

  • Bệnh nhân được bác sĩ yêu cầu nhịn tiểu, nằm trên bàn trong tư thế sản khoa. Sau đó, bệnh nhân sẽ được truyền thuốc giảm co bóp tử cung (tùy theo trường hợp cụ thể).
  • Bác sĩ sử dụng găng tay khử khuẩn và đặt mỏ vịt để tiến hành vệ sinh tử cung.
  • Họ dùng tăm bông lau cổ tử cung, tạo môi trường nuôi cấy IVF.
  • Vệ sinh vùng kín và tiến hành siêu âm để xác định vị trí chính xác của tử cung.
  • Phôi thai được đưa vào tử cung của người mẹ bằng catheter chuyên dụng.
  • Bác sĩ đưa catheter ngoài qua cổ tử cung và catheter trong chứa phôi vào buồng tử cung.
  • Bơm phôi vào buồng tử cung một cách nhẹ nhàng và chính xác.
  • Rút catheter ra, tháo mỏ vịt và hoàn tất quá trình chuyển phổi, sau đó, theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Hình ảnh quá trình chuyển phôi qua siêu âm

3. Sau khi chuyển phôi

Sau khi quá trình chuyển phôi hoàn tất, bạn có thể:

  • Nằm nghỉ ngơi tại phòng khám khoảng 1 – 2 giờ trước khi về nhà, khi sức khỏe ổn định, bạn có thể về nhà.
  • Cần tuân thủ một số hướng dẫn và lưu ý từ bác sĩ để tăng cơ hội thành công của quy trình làm thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc và chế độ sinh hoạt sau chuyển phôi. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kèm các loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Đi lại nhẹ nhàng và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh và các hoạt động thể lực có cường độ cao như chạy bộ, aerobic cho đến khi bạn thử thai.
  • Không nên nằm yên một chỗ, nên tập các bài tập nhẹ nhàng để phòng ngừa nguy cơ hình thành các huyết khối tĩnh mạch.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và tránh lo âu, căng thẳng.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Theo dõi các dấu hiệu bất thường và liên hệ ngay với bác sĩ khi cần thiết.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe và kết quả chuyển phôi.
  • Bạn không nên quan hệ vợ chồng cho đến khi thử thai. Nếu thử thai dương tính, bạn nên kiêng quan hệ cho đến khi xác định có thai bằng siêu âm.

Quy trình chuyển phôi không chỉ là một phần trong chuỗi các bước của IVF, mà còn là cột mốc quan trọng đánh dấu tăng thêm hy vọng cho các cặp vợ chồng đang mong muốn có con. Với cam kết mang lại sự an tâm và thành công cho bệnh nhân, Đơn nguyên hỗ trợ sinh sản IVF Bệnh viện Phương Nam luôn sẵn lòng hỗ trợ và đồng hành cùng mỗi hành trình tìm kiếm hạnh phúc của các cặp vợ chồng.

Đơn vị Hỗ trợ Sinh sản  - Bệnh viện Phương Nam

Đơn vị Hỗ trợ Sinh sản  - Bệnh viện Phương Nam quy tụ đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, sở hữu phòng lab IVF đạt chuẩn phòng sạch ISO 5 duy nhất tại Việt Nam, giúp đảm bảo môi trường nuôi cấy phôi tốt nhất cho khách hàng. Sử dụng công nghệ Timelapse để nuôi cấy phôi và trí tuệ nhân tạo (AI) để lựa chọn phôi và đánh giá chính xác khả năng làm tổ của phôi, nâng cao tỷ lệ thành công của điều trị hỗ trợ sinh sản. Hạnh phúc của IVF Phuong Chau HCMC là MONG ƯỚC GẦN HƠN trên hành trình đồng hành cùng khách hàng đi tìm tiếng cười trẻ thơ.

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

 

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn