Chọc hút trứng - Quy trình thực hiện và những lưu ý

16/08/2024
Nội dung chính xem nhanh

Khi tìm hiểu đến những phương pháp điều trị vô sinh - hiếm muộn, bạn hẳn đã nghe đến một quy trình mang tên chọc hút trứng. Vậy, quy trình này được thực hiện như thế nào, những lưu ý và biến chứng có thể xảy ra mà bạn cần biết trước khi quyết định thực hiện. Cùng tìm hiểu nhé!

Chọc hút trứng là gì?

Chọc hút trứng, còn được gọi là quá trình gây mê tiêm trứng (egg retrieval), là một phần quan trọng của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc thụ tinh nhân tạo bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI).

Trong quá trình này, các bác sĩ sẽ sử dụng một kim siêu âm dẫn dòng siêu âm qua cổ tử cung để định vị các nang noãn (trứng). Sau đó, trứng (noãn) được chọc hút từ các nang noãn trên buồng trứng và đưa vào một môi trường ngoài cơ thể để sử dụng cho quy trình thụ tinh.

Chọc hút trứng thường được thực hiện sau quá trình kích thích buồng trứng và sau khi tiêm mũi thuốc trưởng thành trứng, mũi rụng trứng, khoảng 36-38 giờ.

Quy trình chọc hút trứng diễn ra thế nào?

  • Trước khi chọc hút trứng, bệnh nhân nữ sẽ được thăm khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để đảm bảo quá trình làm thủ thuật và gây mê được diễn ra an toàn.
  • Bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi làm thủ thuật.
  • Chọc hút trứng diễn ra khoảng 15 phút. Dưới sự hướng dẫn của siêu âm ngã âm đạo, kim chọc hút sẽ được đâm xuyên qua cùng đồ âm đạo vào các nang noãn trên buồng trứng thông qua một thiết bị được gắn vào đầu dò siêu âm. Sau đó, bác sĩ sẽ hút dịch lần lượt từ các nang noãn (chứa trứng - noãn bên trong) trên hai buồng trứng, các ống chứa dịch nang sẽ được gửi sang phòng thí nghiệm ngay lập tức để tìm trứng, lọc rửa và chuẩn bị cho thụ tinh với tinh trùng sau đó.
  • Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh sau chọc hút trứng. Bệnh nhân sẽ được chuyển ra phòng hồi sức để được theo dõi và ra về khi tình trạng sức khỏe đã ổn định.

Chọc hút trứng dưới hướng dẫn siêu âm ngã âm đạo

Những lưu ý trước và sau khi chọc hút trứng

Trước khi chọc hút trứng, bệnh nhân nên:

  • Nhịn ăn uống trước khi chọc hút khoảng 6-8 giờ
  • Đến đúng giờ hẹn, mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết
  • Không trang điểm, không sơn móng tay hay sử dụng nước hoa, các hóa chất có mùi
  • Cắt gọn lông vùng kín
  • Nên đi cùng người nhà để tiện chăm sóc và hỗ trợ trong và sau quá trình chọc hút trứng.

Sau khi chọc hút trứng, bệnh nhân nên:

  • Ăn uống lại bình thường sau khi tỉnh dậy, vận động nhẹ nhàng, sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ và có thể về nhà sau ít nhất 1 giờ theo dõi nếu không xuất hiện các tình trạng đau bụng, ra huyết và không có các dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn. Lưu ý: không nên tự lái xe về nhà.
  • Theo dõi tại nhà:
  • Vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc gắng sức
  • Kiêng giao hợp cho đến khi có kinh lại
  • Uống nhiều nước, khoảng 2-3 lít nước/ngày
  • Ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa
  • Liên hệ ngay với nhân viên y tế hoặc tái khám ngay nếu có các dấu hiệu sau: đau bụng, ra huyết bất thường, chướng bụng, khó thở, buồn nôn, tiểu ít.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để nhận thông báo số trứng thu được, tình trạng phôi sau khi nuôi cấy và thời điểm chuyển phôi.

Các biến chứng có thể xảy ra

Chọc hút trứng là một kỹ thuật tương đối an toàn, tuy nhiên, vẫn có một số ít biến chứng không mong muốn có thể xảy ra như: 

  • Đau bụng: thường gặp, mức độ nhẹ. Mức độ đau thường tăng dần theo số trứng được lấy ra. Sử dụng thêm thuốc giảm đau, đồng thời, kết hợp việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn để buồng trứng nhanh xẹp, tránh gặp phải tình trạng quá kích buồng trứng.
  • Xuất huyết âm đạo, xuất huyết bàng quang, xuất huyết nội: có thể xảy ra. Lúc này, bác sĩ có thể cần cầm máu tại chỗ, bơm rửa nếu xuất huyết bàng quang hoặc một số ít tình huống cần truyền máu để kiểm soát. Trong một số trường hợp, có thể cần phẫu thuật nội soi để chẩn đoán và điều trị.
  • Nhiễm trùng: có thể dự phòng được bằng vệ sinh âm đạo trước thủ thuật và sử dụng kháng sinh dự phòng.
  • Tổn thương các cơ quan lân cận: ruột, mạch máu,...có thể xảy ra, tùy nhiên rất hiếm gặp. Cần chú ý và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp nếu cần thiết.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Liên hệ Đơn vị Hỗ trợ Sinh sản IVF  - Bệnh viện Phương Nam ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Ra huyết nhiều (ướt đẫm một miếng băng vệ sinh cỡ lớn trong ít nhất 1 giờ).
  • Đau bụng nhiều.
  • Buồn nôn và nôn liên tục.
  • Chóng mặt, choáng váng.
  • Sốt trên 38.3 độ C.

Đơn nguyên Hỗ trợ Sinh sản  - Bệnh viện Phương Nam

Đơn nguyên Hỗ trợ Sinh sản  - Bệnh viện Phương Nam quy tụ đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, sở hữu phòng lab IVF đạt chuẩn phòng sạch ISO 5 duy nhất tại Việt Nam, giúp đảm bảo môi trường nuôi cấy phôi tốt nhất cho khách hàng. Sử dụng công nghệ Timelapse để nuôi cấy phôi và trí tuệ nhân tạo (AI) để lựa chọn phôi và đánh giá chính xác khả năng làm tổ của phôi, nâng cao tỷ lệ thành công của điều trị hỗ trợ sinh sản. Hạnh phúc của IVF Phương Châu Sài Gòn là MONG ƯỚC GẦN HƠN trên hành trình đồng hành cùng khách hàng đi tìm tiếng cười trẻ thơ.

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

 

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn