Các xét nghiệm chuyên sâu trong chẩn đoán sức khỏe sinh sản nam giới

13/09/2024

Khi đối mặt với những vấn đề tế nhị liên quan đến sức khỏe sinh sản, nam giới thường cảm thấy e ngại và do dự trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, việc chẩn đoán sớm và chính xác là chìa khóa để điều trị hiệu quả các bệnh lý nam khoa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng BS. CKI Vũ Đình Tuân, từ Đơn nguyên Hỗ trợ Sinh sản Bệnh viện Phương Nam (IVF Phương Châu Sài Gòn), tìm hiểu vai trò quan trọng của các xét nghiệm chuyên sâu trong việc đánh giá và điều trị các vấn đề sức khỏe nam giới.

1. Các xét nghiệm đánh giá trục hạ đồi – tuyến yên – tinh hoàn

Các rối loạn chức năng sinh sản của nam giới cần được đánh giá thông qua các hormone điều hòa trục hạ đồi – tuyến yên – tinh hoàn bằng cách đo nồng độ các loại hormone cơ bản.

Chúng bao gồm: nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone hoàng thể hóa (LH) được tiết ra bởi tuyến yên và testosterone (T) do tinh hoàn tiết ra. Đo nồng độ của các hormone này là bước chẩn đoán đầu tiên để tìm kiếm chứng thiểu năng sinh dục do thiếu hormone hướng sinh dục (Hypogonadotropic hypogonadism) hoặc suy sinh dục gây tăng hormone hướng sinh dục (Hypergonadotropic hypogonadism).

Các hormone khác có thể được xét nghiệm như một phần của bước chẩn đoán đầu tiên khi thực hiện khám sức khỏe sinh sản nam, bao gồm prolactin (PRL) khi rối loạn sinh sản liên quan đến ham muốn tình dục thấp và estradiol khi suy gan hoặc nữ hóa tuyến vú.

2. Các xét nghiệm phân tích di truyền

Yếu tố di truyền là nguyên nhân của khoảng 20-25% trường hợp vô sinh do yếu tố nam nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến cả chức năng sinh giao tử và nội tiết của tinh hoàn hoặc có thể gây ra bẩm sinh không có ống dẫn tinh.

Xét nghiệm phân tích di truyền tìm bất thường nhiễm sắc thể (karyotype và vi thể nhiễm sắc thể Y) được thực hiện ở tất cả bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi oligozoospermia (thiểu tinh) và azoospermia (vô tinh) vừa hoặc nặng, trong khi sàng lọc đột biến gen được chỉ định trong một số tình trạng bệnh cụ thể. Tất cả các phân tích nói trên nhằm xác định các yếu tố di truyền trong chẩn đoán hiếm muộn và khám sức khỏe sinh nam nam giới.

3. Siêu âm đặc hiệu vùng bẹn bìu

3.1. Siêu âm tinh hoàn

Tinh hoàn thường nằm trong bìu. Tinh hoàn trưởng thành có dạng hình bầu dục có chiều dài 30–50 mm, chiều rộng 20–40 mm và chiều cao 30 mm.

Thể tích tinh hoàn (Testis volume - TV) được đánh giá lâm sàng bằng thang Prader’s Orchiometer (PO). Tuy nhiên, siêu âm giúp đo lường TV chính xác hơn so với khám lâm sàng dựa vào thang Prader. Đặc biệt, siêu âm đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá TV khi khám lâm sàng có dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như trường hợp hẹp bao quy đầu, viêm tinh hoàn bẹn, mào tinh hoàn, phì đại, xơ hóa, da bìu dày, hoặc tinh hoàn nhỏ, trong đó mào tinh hoàn lớn so với tổng thể TV.

Tùy trường hợp mà bác sĩ chỉ định có cần siêu âm tinh hoàn hay không

TV thay đổi theo độ tuổi, bé trai trước tuổi dậy thì có TV 3 ml, trong khi TV> 3 ml là dấu hiệu đầu tiên của quá trình dậy thì đang diễn ra. Trong giai đoạn dậy thì, TV tăng nhanh lên đến 10 lần trong khoảng từ 10 đến 15 tuổi, đạt tối đa vào khoảng 20 tuổi. Tình trạng giảm TV nhẹ xảy ra bắt đầu từ năm 50 đến 60 tuổi và đến năm 80 tuổi TV sẽ nhỏ đi rất nhiều.

3.2. Siêu âm mạch máu

Sự tưới máu ở bìu được đảm bảo bởi 3 động mạch chính bao gồm:

  • Động mạch tinh hoàn (testicular artery - TA) cung cấp máu cho tinh hoàn.
  • Động mạch dẫn tinh tưới máu cho mào tinh và ống dẫn tinh.
  • Động mạch cơ bìu cung cấp máu cho các mô xung quanh tinh hoàn và thành bìu.

3.3 Siêu âm mào tinh hoàn và ống dẫn tinh đoạn gần

Mào tinh bình thường là một cơ quan mềm tiếp giáp với tinh hoàn, chia thành 3 phần: đầu, thân và đuôi. Ống dẫn tinh (vas deferens) là một sợi dây chạy dọc theo thừng tinh.
Các tình trạng như không có ống dẫn tinh, có hoặc không kèm theo mào tinh hoàn, thường khó đánh giá chỉ bằng khám lâm sàng. Siêu âm rất hữu ích để nhận biết những tình trạng này.

3.4. Tiền liệt tuyến

Tuyến tiền liệt là một tuyến ngoại tiết, bao quanh niệu đạo ngay dưới cổ bàng quang. Nó tạo ra dịch tuyến tiền liệt, một chất tiết có tính axit chiếm gần 30% tổng số lần xuất tinh.
Tiền liệt tuyến có thể được thăm khám bằng siêu âm đường bụng và ngã trực tràng. Tuy nhiên, siêu âm ngã trực tràng (transrectal ultrasound - TRUS) có độ chính xác cao hơn trong việc đánh giá cấu trúc và mạch máu vùng tiền liệt tuyến.

3.5. Túi tinh

Túi tinh (seminal vesicles) là nơi tạo ra chất lỏng có tính kiềm đóng góp 50–80% thể tích xuất tinh. Túi tinh có hình dạng “thắt nơ” điển hình khi quét ngang và hình vợt tennis khi quét dọc. Lượng dịch trong túi tinh tăng lên khi tiết chế tình dục, trong khi nó giảm ở những người hút thuốc lá. Lượng túi tinh cũng bị ảnh hưởng tích cực bởi nồng độ testosterone, prolactin và FT3.

Đơn nguyên Hỗ trợ Sinh sản - Bệnh viện Phương Nam 

Đơn nguyên Hỗ trợ Sinh sản Bệnh viện Phương Nam triển khai khảo sát sức khỏe sinh sản, trong đó có khám sức khỏe sinh sản nam (bao gồm khảo sát sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân cho nam) với mong muốn cung cấp cho người nam nói riêng và cặp đôi nói chung một bức tranh tổng quát về sức khỏe sinh sản nam khoa và phụ khoa, cho phép họ hiểu rõ hơn về cơ hội có thai và sinh con khỏe mạnh.

Hi vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích để giúp bạn hiểu rõ hơn những lý do cần thăm khám sức khỏe sinh sản nam, cũng như các xét nghiệm chuyên sâu trong chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe sinh sản nam giới. Nếu cần được tư vấn chi tiết về tình trạng sức khỏe sinh sản, hãy đặt lịch khám ngay với các bác sĩ chuyên khoa Nam khoa/Hỗ trợ sinh sản tại Bệnh viện Phương Nam nhé!

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn