Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng màu vàng xuất hiện trên da của trẻ ngay từ khi mới sinh. Nó xảy ra khi một chất hóa học gọi là bilirubin tích tụ trong máu của em bé. Bạn hãy đọc tiếp bài viết sau đây để biết câu trả lời cho một số câu hỏi phổ biến mà các bậc cha mẹ thường đặt ra về tình trạng này và cách điều trị cho trẻ nhé!
Vì sao vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh?
Máu của mọi người đều chứa bilirubin, xuất phát từ các tế bào hồng cầu và được gan loại bỏ. Trước khi sinh, gan của người mẹ sẽ thực hiện việc này cho em bé. Hầu hết trẻ sơ sinh đều bị vàng da trong vài ngày đầu sau khi sinh vì phải mất vài ngày gan của trẻ mới có thể loại bỏ bilirubin tốt hơn.
Cho con bú có ảnh hưởng đến bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh không?
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh. Bệnh vàng da phổ biến hơn ở trẻ bú sữa mẹ so với trẻ bú sữa công thức. Điều này xảy ra thường xuyên hơn ở những trẻ sơ sinh không bú đủ sữa mẹ vì mẹ không sản xuất đủ sữa (đặc biệt nếu sữa về muộn) hoặc nếu việc bú mẹ không suôn sẻ, chẳng hạn như trẻ bú không đúng cách.
Trong 24 giờ đầu sau khi sinh, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bình thường chỉ nhận được khoảng 1 thìa cà phê sữa mỗi lần bú. Lượng sữa mẹ cung cấp tăng lên mỗi ngày. Nếu đang cho con bú, bạn nên cho bé bú ít nhất 8 đến 12 lần một ngày trong vài ngày đầu. Điều này sẽ kích thích mẹ sản xuất đủ sữa và giúp giảm mức độ bilirubin của em bé. Nếu gặp khó khăn khi cho con bú, hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá để được tư vấn và giúp đỡ nếu cần.
Làm sao tôi có thể biết con tôi có bị vàng da hay không?
Da của trẻ bị vàng da thường có màu vàng. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là quan sát màu da dưới ánh sáng trắng, chẳng hạn như ánh sáng ban ngày hoặc dưới ánh đèn trắng.
Vàng da thường xuất hiện đầu tiên ở mặt sau đó di chuyển đến ngực, bụng, tay và chân khi nồng độ bilirubin tăng cao. Lòng trắng của mắt cũng có thể có màu vàng. Bệnh vàng da thường khó nhận thấy hơn ở những trẻ có màu da sẫm hơn.
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể làm tổn thương trẻ không?
Hầu hết trẻ sơ sinh đều bị vàng da nhẹ và thường là vô hại. Nhưng trong một số ít trường hợp, nồng độ bilirubin tăng rất cao có thể gây tổn thương não. Đây là lý do tại sao việc kiểm tra nồng độ bilirubin theo khuyến nghị là vô cùng quan trọng.
Nhận biết bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Khi nào nên đo nồng độ bilirubin cho trẻ?
Bất kỳ em bé nào bị vàng da trong 24 giờ đầu sau khi sinh nên được đo nồng độ bilirubin ngay lập tức. Tất cả trẻ sơ sinh nên được đo ít nhất một lần bilirubin qua da hoặc xét nghiệm máu trước khi xuất viện.
Việc em bé có cần đo thêm nồng độ bilirubin hay không tùy thuộc vào độ tuổi của em bé, mức độ bilirubin và liệu em bé có những yếu tố khác khiến bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh dễ xảy ra hơn hay không.
Điều quan trọng là con bạn phải được kiểm tra ngay sau khi rời bệnh viện. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh xuất viện trước 48 giờ phải được bác sĩ khám lại trong vòng 2 ngày. Hãy đặt lịch hẹn tái khám khi xuất viện.
Tại sao một số trẻ cần tái khám sớm hơn sau khi xuất viện?
Một số trẻ có nguy cơ có nồng độ bilirubin cao hơn và có thể cần được khám sớm hơn sau khi xuất viện. Hãy hỏi bác sĩ về việc tái khám sớm nếu con bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Nồng độ bilirubin cao trước khi xuất viện.
- Sinh sớm (hơn 2 tuần trước ngày dự sinh).
- Vàng da trong 24 giờ đầu sau sinh.
- Việc cho con bú vẫn chưa diễn ra suôn sẻ.
- Chảy máu dưới da đầu hoặc có nhiều vết bầm tím liên quan đến quá trình chuyển dạ và sinh nở.
- Cha mẹ, anh chị em có nồng độ bilirubin cao và được điều trị bằng liệu pháp chiếu đèn.
Ngoài ra, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn ăn đậu fava (đậu rộng) hoặc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào sau đây: băng phiến, thuốc kháng sinh hoặc thuốc thảo dược. Nên tránh ăn đậu fava và sử dụng các sản phẩm này vì trong một số ít trường hợp những loại thực phẩm này có thể gây vàng da ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Hãy đưa bé đi khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy những triệu chứng sau:
- Da của bé chuyển sang màu vàng hơn.
- Bụng, cánh tay hoặc chân của bé có màu vàng.
- Lòng trắng mắt của bé có màu vàng.
- Con bạn khó đánh thức, quấy khóc, bú không tốt hoặc uống sữa công thức không tốt.
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh được điều trị như thế nào?
Điều trị giúp ngăn ngừa tác hại của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Hầu hết trường hợp bệnh vàng da không cần điều trị. Khi cần điều trị, trẻ sơ sinh sẽ được cởi hết quần áo, che bộ phận sinh dục và chiếu đèn.
Phương pháp chiếu đèn giúp giảm nồng độ bilirubin. Chiếu đèn thường được thực hiện tại bệnh viện. Ở một số trẻ, bổ sung sữa mẹ bằng sữa công thức có thể giúp giảm nồng độ bilirubin.
Nồng độ bilirubin rất cao là một trường hợp cần cấp cứu và phải nhập viện sớm để được điều trị. Việc điều trị lúc này có thể cần phải thay máu để nhanh chóng làm giảm nồng độ bilirubin.
Lưu ý: Cho bé phơi nắng không phải là cách chữa bệnh vàng da an toàn.
Khi nào bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ hết?
Ở trẻ bú sữa mẹ, bệnh vàng da thường kéo dài 1 tháng hoặc đôi khi lâu hơn. Ở trẻ bú sữa công thức, hầu hết bệnh vàng da sẽ biến mất sau 2 tuần. Hãy đưa bé đi khám bác sĩ tai Nhi khoa Bệnh viện Phương Nam nếu bé bị vàng da kéo dài hơn 2 tuần đối với bé bú sữa công thức hoặc lâu hơn 4 tuần đối với bé bú mẹ là chủ yếu.
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.
Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:
- Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
- Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
- Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
- Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
- Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ
Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:
- 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi vị thành niên (12 - 16 tuổi)
- Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
- Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
- Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
- Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
- Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
- Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em
Chúng tôi mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thoải mái và bổ ích cho gia đình với Bác sĩ thân thiện, cởi mở, sẵn sàng dành thời gian tư vấn và đồng hành cùng gia đình; và hướng dẫn trẻ và bố mẹ cách duy trì lối sống lành mạnh hằng ngày cho con bên cạnh việc tư vấn bệnh lý.
Hi vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về một tình trạng khá phổ biến là vàng da ở trẻ sơ sinh. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp cha mẹ bớt lo lắng và phối hợp tốt với bác sĩ để điều trị.
----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.