Khi nằm trong vòng tay của bạn hoặc trong nôi, trẻ sơ sinh sẽ thường co người lại. Giống như khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ sẽ co tay và chân sát vào cơ thể và nắm chặt các ngón tay, mặc dù bạn có thể nhẹ nhàng duỗi thẳng chúng. Có thể mất vài tuần để cơ thể trẻ duỗi thẳng và không ở tư thế co này nữa. Đồng thời, trong thời gian này, các giác quan như thính giác, thị giác, khứu giác và xúc giác ở trẻ sơ sinh cũng sẽ có những cột mốc phát triển vô cùng thú vị. Cùng tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
Thính giác - Trẻ có thể tạo ra âm thanh và nghe âm thanh
Bạn sẽ phải đợi khá lâu để nghe trẻ phát ra âm thanh thủ thỉ hoặc bập bẹ mà chúng ta có thể hiểu. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu, trẻ sẽ có thể tạo ra rất nhiều tiếng ồn. Bên cạnh việc khóc khi có điều gì đó khó chịu, trẻ sơ sinh có thể rên rỉ, hắt hơi, nấc cụt, khụt khịt.
Trẻ sơ sinh có thể nghe và nhận ra âm thanh khi nghe giọng nói của mẹ và có thể của cả ba sau một thời gian dài nằm trong bụng mẹ. Khi bạn mở nhạc và nghe, trẻ có thể im lặng để nghe nhạc hoặc vận động nhẹ nhàng theo nhạc.
Khứu giác và vị giác ở trẻ sơ sinh
Bằng cách sử dụng khứu giác và vị giác, trẻ sơ sinh có thể phân biệt sữa mẹ với bất kỳ chất lỏng nào khác, chẳng hạn như sữa công thức. Sữa mẹ có vị ngọt tự nhiên và sẽ hấp dẫn khẩu vị ngọt của trẻ hơn.
Trẻ sơ sinh thường có xu hướng thích mùi và vị nhất định. Trẻ sẽ hít sâu để ngửi được mùi sữa, vani, chuối hoặc đường, nhưng sẽ hếch mũi khó chịu khi ngửi thấy mùi rượu hoặc giấm.
Vào cuối tuần đầu tiên, nếu đang cho con bú, trẻ sẽ hướng về phía miếng lót thấm sữa của mẹ nhưng sẽ phớt lờ miếng lót của những bà mẹ đang cho con bú khác. Hệ thống giống như rada này giúp trẻ vào thời điểm cần bú và cảnh báo trẻ tránh xa các chất có thể gây hại cho chúng.
Xúc giác là giác quan quan trọng nhất của trẻ sơ sinh
Xúc giác ở trẻ sơ sinh
Có lẽ giác quan quan trọng nhất của trẻ sơ sinh là xúc giác. Sau nhiều tháng nằm trong bụng mẹ, giờ đây, em bé của bạn đã được tiếp xúc với đủ loại cảm giác mới - một số cảm giác gây khó chịu, một số cảm giác dễ chịu tuyệt vời. Mặc dù trẻ có thể co rúm người lại trước một luồng không khí lạnh đột ngột, nhưng trẻ sẽ thích cảm giác được đắp chăn mềm mại và hơi ấm từ vòng tay bạn.
Trẻ sơ sinh đều nhạy cảm như nhau khi bạn chạm vào trẻ và cách bạn tiếp xúc với trẻ. Khi được vuốt ve nhẹ nhàng bằng lòng bàn tay, trẻ sẽ thư giãn và trở nên im lặng. Nếu bị bế lên một cách thô bạo, có thể trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và bắt đầu khóc. Nếu được bế lên nhẹ nhàng và đu đưa từ từ, trẻ sẽ im lặng, nhẹ nhàng và chú ý vào người đang bế mình.
Việc ôm, vuốt ve, đu đưa và âu yếm trẻ sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn khi buồn và khiến trẻ tỉnh táo hơn khi buồn ngủ. Nó cũng gửi đi một thông điệp rõ ràng về tình yêu thương của cha mẹ. Trẻ sẽ mất rất lâu để hiểu được lời cha mẹ nói, nhưng chúng sẽ hiểu được tâm trạng và cảm xúc của cha mẹ qua cách cha mẹ chạm vào trẻ.
Việc ôm bé cũng mang lại cho bạn và bé nhiều niềm vui. Nó sẽ mang lại cho bé cảm giác an toàn và thoải mái, đồng thời cho bé biết rằng mình được yêu thương. Nghiên cứu cho thấy rằng sự gắn kết tình cảm chặt chẽ với cha mẹ thực sự sẽ thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển của trẻ.
Sự phát triển thị lực trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: Trẻ có thể nhìn thấy gì?
Mắt trẻ sơ sinh
Mắt trẻ sơ sinh có thể nhìn thấy gì trong năm đầu đời?
Tầm nhìn và thị lực trẻ sơ sinh sẽ tốt nhất trong phạm vi từ 20,3 đến 30,5 cm. Bé có thể nhìn rõ khuôn mặt của bạn khi bạn bế và cho bé ăn. Khi bạn ở xa hơn, mắt của trẻ sơ sinh có thể nhìn lung tung, khiến trẻ bị lé.
Đừng lo lắng về việc mắt trẻ bị lé trong vài tháng đầu tiên. Từ 2 đến 3 tháng tuổi, cơ mắt của trẻ sẽ trưởng thành, thị lực trẻ sơ sinh cũng sẽ được cải thiện và cả 2 mắt sẽ tập trung vào cùng một thứ trong thời gian dài hơn. Nếu bé vẫn bị lé sau khoảng 2-3 tháng tuổi, hãy đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa.
Mặc dù trẻ sơ sinh có thể phân biệt ánh sáng và bóng tối khi mới sinh, nhưng trẻ sơ sinh vẫn chưa nhìn thấy đầy đủ các màu sắc. Đã có các nghiên cứu thực hiện cho trẻ xem những tranh màu đen và trắng, từ đó nhận thấy trẻ sơ sinh theo dõi và thấy thú vị khi nhìn vào đó. Tuy nhiên, chúng hầu như không phản ứng gì khi được cho xem một bức tranh có nhiều màu sắc gần giống nhau. Ở tuổi sơ sinh, trẻ dường như không phân biệt được các màu sắc có tông màu gần giống nhau.
Các mốc phát triển thị lực ở trẻ trong những năm đầu đời
Thị lực trẻ sơ sinh phát triển nhanh chóng trong năm đầu đời.
- Trẻ sơ sinh: Có thể nhìn thấy các hình dạng và khuôn mặt lớn cũng như màu sắc tươi sáng.
- Khi được 3 đến 4 tháng: Hầu hết các bé có thể tập trung vào nhiều đồ vật nhỏ hơn và nhận biết sự khác biệt giữa các màu sắc (đặc biệt là màu đỏ và xanh lá cây).
- Đến 4 tháng: Cả 2 mắt của bé đã hoạt động cùng nhau. Đây là lúc trẻ bắt đầu phát triển nhận thức về chiều sâu (tầm nhìn 2 mắt).
- Đến 12 tháng tuổi: Thị lực của trẻ đạt mức bình thường như người lớn trong khi trẻ tiếp tục tìm hiểu và hiểu những gì mình nhìn thấy.
Hãy nhớ rằng thị lực của mỗi đứa trẻ phát triển theo tốc độ riêng của mình, nhưng mô hình phát triển tổng thể là như nhau. Vì thị lực của trẻ phát triển nhanh chóng trong năm đầu đời nên bác sĩ sẽ kiểm tra mắt của trẻ vào mỗi lần khám sức khỏe định kỳ.
Ngay cả sau năm đầu tiên, việc khám mắt định kỳ là rất quan trọng để xác định các vấn đề có thể phát sinh sau này trong thời thơ ấu.
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.
Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:
- Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
- Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
- Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
- Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
- Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ
Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:
- 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi vị thành niên (12 - 16 tuổi)
- Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
- Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
- Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
- Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
- Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
- Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em
Chúng tôi mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thoải mái và bổ ích cho gia đình với Bác sĩ thân thiện, cởi mở, sẵn sàng dành thời gian tư vấn và đồng hành cùng gia đình; và hướng dẫn trẻ và bố mẹ cách duy trì lối sống lành mạnh hằng ngày cho con bên cạnh việc tư vấn bệnh lý.
Hi vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Các giác quan của trẻ sẽ liên tục phát triển và hoàn thiện trong những năm đầu đời. Cha mẹ hãy luôn đồng hành cùng con trong hành trình phát triển kỳ diệu và đầy thú vị này nhé!
----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.