Các cột mốc vận động của trẻ từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi

03/11/2024
Nội dung chính xem nhanh

Các mốc chuyển động: Sơ sinh đến 3 tháng

Những tuần và tháng đầu tiên trong cuộc đời là giai đoạn mà trẻ phát triển đáng kinh ngạc. Các kỹ năng và các vận động mới của trẻ sẽ được hình thành nhanh chóng. Những cột mốc vận động này thường được gọi là "sự phát triển vận động" và những cột mốc phát triển của trẻ 3 tháng tuổi là nguồn vui cho cả gia đình.

Dưới đây là tổng quan về một số cột mốc vận động cần đạt được ở trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi:

Các cột mốc vận động của trẻ 1 tháng tuổi

Trẻ dưới 1 tháng tuổi sẽ không thể kiểm soát được nhiều cử động của mình, đặc biệt là trong vài tuần đầu tiên. Khi trẻ bắt đầu phát triển hơn về thể chất, vận động cơ của trẻ có thể vẫn bị giật. Nhưng trẻ đang học rất nhanh, vì vậy hãy chờ đợi!

Trẻ 1 tháng tuổi có thể nhìn thấy ở khoảng cách 30cm

Một số cột mốc phát triển về vận động của trẻ 1 tháng tuổi bao gồm:

  • Nhìn bạn. Bạn có biết một trong những bộ phận đầu tiên trên cơ thể bé có thể cử động là đôi mắt? Trẻ sơ sinh ban đầu chỉ có thể nhìn thấy ở khoảng cách 30cm, nhưng điều đó chỉ đủ để di chuyển mắt và nhìn vào những khuôn mặt ở gần chúng. Em bé của bạn cũng có thể nhìn về phía những âm thanh và giọng nói quen thuộc.
  • Kiểm soát cổ. Trẻ sơ sinh có thể di chuyển đầu sang một bên. Bạn có thể thấy điều này trong lần bú đầu tiên của chúng, khi phản xạ bú thúc đẩy trẻ quay về phía núm vú. Nhưng trẻ sơ sinh không có nhiều khả năng kiểm soát cổ trong vài tuần đầu tiên. Trẻ cần sự giúp đỡ của bạn để hỗ trợ thay đổi vị trí đầu của bé khi cần.
  • Phản xạ sơ sinh. Trẻ có thể có những phản xạ của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu tiên. Để xem phản xạ bước đi của trẻ, hãy giữ chặt em bé ở tư thế thẳng đứng, để bàn chân của bé chạm vào mặt bàn hoặc mặt giường, bé sẽ có phản xạ 2 chân bước đi giống như đang bước đi bộ. Phản xạ này thường biến mất sau vài tháng đầu tiên. Hầu hết các bé thường không thể biết đi thực sự cho đến khi được khoảng 1 tuổi.

Các cột mốc vận động của trẻ 2 tháng tuổi

Hệ thống thần kinh của bé bây giờ đã trưởng thành hơn một chút. Một số phản xạ nhất định của trẻ sơ sinh đang bắt đầu nhường chỗ cho những chuyển động có chủ ý. Với khả năng kiểm soát cơ được cải thiện, chuyển động của trẻ sẽ trở nên uyển chuyển hơn. Đây là những gì bạn có thể mong đợi:

  • Ngẩng đầu dậy khi nằm sấp. Hầu hết các bé ở độ tuổi này đều có thể ngẩng đầu lên khi nằm sấp. Thường xuyên cho bé "chơi nằm sấp" là cách tuyệt vời để giúp bé tăng cường sức mạnh ở cổ và thân. Một số trẻ sẽ khóc khi được đặt nằm sấp, nhưng thường bé sẽ thích nghi tốt và thích thú sau vài lần được đặt chơi nằm sấp. Sẽ rất hữu ích nếu có thứ gì đó thú vị, chẳng hạn như khuôn mặt của mẹ ở trước mặt trẻ để trẻ có động lực ngẩng đầu lên. Mặc dù trẻ còn quá nhỏ để bò nhưng trẻ vẫn có thể cố gắng hoặc bắt đầu đẩy người lên.
  • Đưa tay vào miệng. Trong những tuần tuổi này, em bé có thể vận động cánh tay nhiều hơn. Càng ngày, bàn tay của trẻ sẽ càng thu hút sự chú ý của chính trẻ. Trẻ có thể dành nhiều thời gian để cố gắng di chuyển bàn tay của mình đến trước mặt để có thể nhìn thấy. Sau nhiều lần cố gắng, trẻ còn có thể đưa tay vào miệng. Tuy nhiên, chuyển động ngón tay của trẻ vẫn còn hạn chế nên có thể bàn tay sẽ vẫn nắm chặt thành nắm đấm nhỏ. Mút tay có thể trở thành một cách để trẻ tự xoa dịu bản thân.
  • Cười nhếch môi. Bạn có thể đã nhận thấy những cử động ngẫu nhiên trên khuôn mặt của trẻ, bao gồm cả những nụ cười nhếch môi khi bé ngủ. Nhưng bắt đầu từ khoảng tuần thứ 6, trẻ có thể nở nụ cười thực sự đầu tiên với bạn để bày tỏ một cử chỉ yêu thương hoặc thích thú thực sự.

Các cột mốc vận động của trẻ 3 tháng tuổi

Chuyển động tay và chân của bé tiếp tục trở nên vững chãi hơn và không còn tình trạng rung nữa. Phản xạ “giật mình” có lẽ đã không còn nữa. Đây là phản xạ mà bé đưa tay chân ra và khóc khi có tiếng động ồn tác động đến bé làm bé giật mình. Trẻ trở nên mạnh mẽ hơn và có khả năng phối hợp chuyển động tốt hơn.

Trẻ 3 tháng tuổi có thể chuẩn bị để lật

Một số cột mốc phát triển về vận động của trẻ 3 tháng tuổi bao gồm:

  • Cơ thể duỗi thẳng ra. Bạn có thể nhận thấy toàn bộ cơ thể của bé bây giờ trông thoải mái hơn. Bàn tay sẽ không còn luôn co lại thành nắm đấm nữa. Trên thực tế, bé có thể tự giải trí bằng cách nắm bàn tay và xòe bàn tay. Bé cũng sẽ thích thú hơn khi đá chân mình lên.
  • Chuẩn bị để lật. Khi những cú đá của bé tiếp tục trở nên mạnh mẽ hơn, bé có thể chuẩn bị để lật. Mặc dù hầu hết các bé đều chưa thể lật từ nằm ngửa sang nằm sấp nhưng một số bé có thể bắt đầu lật được ở độ tuổi này. Hãy cẩn thận không bao giờ được để bé một mình vì bé có thể lăn qua lăn lại và gây nguy hiểm.
  • Bắt đầu nắm đồ chơi. Trẻ ở độ tuổi này có thể bắt đầu sờ những đồ vật treo ngoài tầm với. Trong khi phản xạ của trẻ sơ sinh khiến trẻ nắm vào các đồ vật chạm vào lòng bàn tay, thì việc nắm bắt của trẻ bây giờ có thể có chủ ý hơn. Bé thậm chí có thể cầm và lắc đồ chơi bằng tay.
  • Phản xạ nảy người lên. Khi bé được bế và đỡ ở tư thế đứng trên một bề mặt chẳng hạn như lòng bạn, bé có thể khám phá niềm vui khi nảy người lên. Đây là một cách thú vị để chơi cùng nhau. Tốt nhất là tránh để trẻ ngồi trên ghế rung. Những thứ này thực sự có thể làm chậm quá trình vận động của bé vì chúng không cho bé tập sử dụng cơ bắp nhiều.

Khi nào bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa?

Hãy nhớ rằng, những cột mốc phát triển của trẻ 3 tháng tuổi về vận động của mỗi em bé có thể khác nhau một chút.

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ Nhi khoa Bệnh viện Phương Nam nếu nhận thấy con mình có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Dừng làm việc gì đó mà trẻ đang làm. Tất cả các em bé đều sẽ có những ngày tốt và những ngày tồi tệ. Trẻ có thể mất vài ngày trước khi lặp lại một kỹ năng mới. Tuy nhiên, nếu sự phát triển của con bạn bị chậm lại hoặc liên tục dừng lại, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa.
  • Không sử dụng một phần hoặc một bên cơ thể. Trẻ ở độ tuổi này thường không thể hiện mình thuận tay trái hay tay phải. Nếu con bạn chỉ sử dụng một tay hoặc một bên cơ thể, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa.
  • Vận động ít, mệt mỏi. Trẻ nhỏ có vẻ “mềm yếu” cho đến khi chúng phát triển khả năng kiểm soát cơ nhiều hơn. Nhưng nếu em bé của bạn vận động ít hoặc nhìn có vẻ mệt mỏi, điều đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bé bị bệnh hoặc bị nhiễm trùng.
  • Quấy hoặc run cơ quá nhiều. Nhiều trẻ sơ sinh run bàn tay hoặc cằm là bình thường, nhưng nếu toàn bộ cơ thể trẻ run rẩy thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó. Hãy đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.  

Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:

  • Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
  • Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
  • Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
  • Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
  • Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ

Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:

  • 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi teen (12 - 16 tuổi)
  • Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
  • Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
  • Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
  • Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
  • Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
  • Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em

Chúng tôi mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thoải mái và bổ ích cho gia đình với Bác sĩ thân thiện, cởi mở, sẵn sàng dành thời gian tư vấn và đồng hành cùng gia đình; và hướng dẫn trẻ và bố mẹ cách duy trì lối sống lành mạnh hằng ngày cho con bên cạnh việc tư vấn bệnh lý.

Hi vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi là giai đoạn có rất nhiều sự phát triển vượt bậc, cha mẹ hãy theo sát trẻ để sớm phát hiện nếu có những bất thường nhé!

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

 

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn