Nhu cầu dinh dưỡng của bé ở thời điểm tháng đầu tiên sau sinh cần thiết hơn bất kỳ giai đoạn nào. Việc cho trẻ bú sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng tốt cho bé mà còn cho phép bạn ôm trẻ, âu yếm và giao tiếp bằng mắt với con. Đây là những giây phút thư giãn thú vị cho cả mẹ và con, giúp gắn kết mẹ con gần nhau hơn.
Sữa mẹ - Nguồn dinh dưỡng quan trọng dành cho trẻ sơ sinh
Vì thành phần dinh dưỡng và đặc biệt có nhiều kháng thể chống nhiễm trùng, sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngày nay có nhiều phương pháp hỗ trợ nên hầu hết phụ nữ đều có thể cho con bú thành công. Nếu bạn không thể cho trẻ bú sữa mẹ, sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh là một sự thay thế có thể chấp nhận được, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho con.
Sữa mẹ hoặc sữa công thức (nếu không có sữa mẹ) nên là nguồn dinh dưỡng duy nhất của con bạn trong sáu tháng đầu đời. Ngay cả thời điểm bạn cho trẻ ăn dặm, hãy tiếp tục cho con bú ít nhất là 12 tháng hoặc lâu hơn.
Trong thời gian này, bạn cần chú ý đến cách cho bé bú mẹ, đảm bảo rằng bé ăn đủ chất để phát triển. Kiểm tra thường xuyên và theo dõi sự tăng trưởng là cách tốt nhất để đảm bảo trẻ có ăn đủ hay không.
6 kiểu trẻ bú sữa mẹ bạn nên biết
Xác định các kiểu trẻ bú sữa mẹ
Không phải bé sơ sinh nào cũng giống nhau mà mỗi bé sẽ có một cách ăn riêng. Khi biết được con mình có kiểu bú như thế nào, bạn có thể xác định thời điểm nên cho con ti, thời gian mỗi lần ti là bao nhiêu.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale đặt tên cho 6 kiểu ăn bú phổ biến của bé như sau:
Kiểu 1: Bú ngay
Ngay khi để vú vào miệng trẻ, trẻ bú ngay, bú một cách hăng hái trong vòng 10-20 phút. Trẻ vẫn bú háo hức và hăng hái trong suốt thời gian bú.
Kiểu 2: Trẻ quá phấn khích và dẫn đến bú không hiệu quả.
Trẻ rất phấn khích khi nhìn thấy vú. Khi bắt đầu, trẻ khó ngậm bắt vú được hoặc không ngậm được vú. Do đó trẻ khóc. Tình trạng này có thể xảy ra một hoặc nhiều lần liên tiếp nên mỗi lần cho trẻ bú, bạn cần xoa dịu hoặc giúp con bình tĩnh lại nhiều lần. Chìa khóa để nuôi dưỡng những trẻ bú sữa mẹ kiểu này là cho trẻ bú ngay khi vừa thức dậy, trước khi trẻ đói cồn cào. Ngoài ra, nếu tia sữa của bạn phun mạnh ra khi sữa xuống, bạn có thể dùng ngón tay kẹp vú lại để giảm bớt tốc độ sữa chảy.
Kiểu 3: Bú hờ hững
Những trẻ này dường như không bận tâm đến chuyện bú. Không nên cho những trẻ này bú bình nước hoặc sữa công thức, vì việc cho trẻ bú bình có thể khiến trẻ bú sữa mẹ khó khăn hơn. Bạn nên tiếp tục đặt vú vào miệng trẻ thường xuyên khi con tỉnh táo hoặc có cử động miệng.
Kiểu 4: Bú miễn cưỡng
Đôi khi, những trẻ này bú được nếu được đặt nằm trên ngực và bụng của mẹ trong một khoảng thời gian nào đó. Trẻ có thể tự động dịch chuyển về phía vú hoặc được đặt ngay trên vú. Hãy nhờ đến bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn bú mẹ. Họ có thể đưa ra lời khuyên cho bạn về tư thế bú đúng. Đối với trẻ không chịu bú mẹ trong vài ngày đầu, bạn có thể sử dụng máy hút sữa giữa các cữ bú để kích thích sản xuất sữa. Đừng bỏ cuộc!
Kiểu 5: Trẻ sành bú
Những trẻ này thích ngậm và chơi với núm vú, nếm sữa trước và thường liếm môi trước khi ngậm vú. Nếu trẻ bị cho bú vội vàng hoặc bị thúc giục, trẻ sẽ tức giận và la để phản đối. Giải pháp tốt nhất là nương theo con và không vội giục con. Sau vài phút chơi đùa, trẻ sẽ ổn định và bú mẹ tốt. Việc của bạn là đảm bảo chắc chắn rằng con có khớp ngậm đúng - môi và nướu nằm trên quầng vú chứ không phải trên núm vú.
Kiểu 6: Vừa bú vừa ngủ
Trẻ bú sữa mẹ trong vài phút, nghỉ vài phút, sau đó lại bú. Một số trẻ ngủ trên vú mẹ khoảng nửa giờ trở lên, sau đó thức dậy và sẵn sàng bú tiếp. Những trẻ này không thể vội vàng hoàn thành bữa ăn trong thời gian ngắn. Giải pháp tốt nhất là bạn nên sắp xếp thêm thời gian cho con ăn và linh hoạt với con trong từng cữ bú.
Lưu ý khi cho trẻ bé sữa mẹ trong tháng đầu đời
Tìm hiểu cách trẻ bú sữa mẹ là một trong những thách thức lớn nhất của bạn trong vài tuần sau khi sinh. Khi bạn hiểu được cách ăn của con, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn nhiều trong việc xác định khi nào trẻ đói, khi nào trẻ đã no, số lần trẻ cần ăn và thời gian cần thiết để cho ăn. Nhìn chung, tốt nhất là hãy bắt đầu cho con ăn khi có dấu hiệu sớm của việc đói bụng, trước khi con khóc.
Hãy đến gặp và tư vấn với bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ dinh dưỡng của Nhi khoa Bệnh viện Phương Nam, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về việc cho bé ăn và nhu cầu dinh dưỡng.
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.
Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:
- Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
- Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
- Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
- Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
- Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ
Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:
- 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi teen (12 - 16 tuổi)
- Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
- Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
- Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
- Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
- Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
- Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em
----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.