Xác định bé bị hăm tã do nguyên nhân nào để điều trị hiệu quả

01/11/2024
Nội dung chính xem nhanh

Hăm tã là tình trạng rất phổ biến ở trẻ. Có ít nhất một nửa số trẻ sơ sinh bị hăm tã vào một thời điểm nào đó. Hăm khiến da bị đỏ và viêm ở vùng mang bỉm tã là một trong những lý do phổ biến nhất khiến cha mẹ tìm đến bác sĩ nhi khoa. 

Thực tế, có nhiều loại hăm tã khác nhau, mặc dù chúng có thể trông giống nhau. Hãy cùng tìm hiểu thông tin từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) để giúp xác định loại, cách làm dịu và ngăn ngừa một số loại hăm.

5 loại hăm tã cha mẹ nên biết

1. Hăm tã kích ứng

Triệu chứng hăm do kích ứng

Loại hăm tã phổ biến nhất là "viêm da kích ứng". Khu vực da mang bỉm hay tã tiếp xúc với hai chất rất khó chịu là nước tiểu và phân gần như cả ngày nên rất dễ bị viêm. Đặc biệt, nếu con đang bị tiêu chảy hoặc đang mọc răng (trẻ sẽ nuốt thêm nước bọt và nước bọt này đi qua ruột bị phân hủy) thì khả năng trẻ bị hăm tã thậm chí còn cao hơn do da bị bào mòn.

Hăm gây kích ứng trông giống như những mảng màu hồng hoặc đỏ trên vùng da được quấn tã/ mang bỉm. Các nếp gấp ở háng ít tiếp xúc với nước tiểu và phân hơn nên thường trông bình thường.

2. Bé bị hăm tã do nhiễm nấm 

Triệu chứng hăm do nấm men

Một nguyên nhân khá phổ biến khác gây hăm tã là nhiễm trùng nấm men, do sự phát triển quá mức của một loại nấm tự nhiên được tìm thấy trong đường tiêu hóa. 

Dấu hiệu cho thấy nhiễm nấm da là các mảng sáng bóng, màu đỏ tươi hoặc hồng có cạnh sắc. Vùng da này cũng có thể có những vết sưng hoặc mụn nhỏ màu hồng. Những trường hợp nghiêm trọng sẽ xuất hiện vết loét hoặc nứt da, chảy nước hoặc chảy máu. Không giống như do kích ứng, bé bị hăm tã do nấm men thường nặng hơn ở nếp gấp bẹn.

Hăm tã do nấm có thể xảy ra sau khi bé dùng thuốc kháng sinh. Nếu em bé của bạn bị hăm kiểu này, hãy nhớ rửa tay thật sạch trước và sau khi thay tã. Bác sĩ nhi khoa có thể kê đơn cho bé một loại kem chống nấm tại chỗ.

3. Hăm tã do vi khuẩn 

Triệu chứng hăm do vi khuẩn

Hiếm gặp hăm tã do nhiễm vi khuẩn. Đây còn được gọi là bệnh chốc lở. 

Một số loại vi khuẩn (như tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn) có thể gây hăm tã hoặc làm cho tình trạng hăm hiện tại trở nên tồi tệ hơn. Vùng da đỏ tươi quanh hậu môn có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng liên cầu khuẩn. Lớp da tổn thương có màu vàng, chảy nước hoặc nổi mụn có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. 

Bất kỳ nhiễm trùng nào ở vùng quấn tã cần được bác sĩ xác nhận và điều trị. Bạn không tự ý sử dụng thuốc mỡ kháng sinh để trị hăm vì đôi khi các thành phần trong thuốc đó có thể làm kích ứng da trầm trọng hơn.

4. Hăm tã do dị ứng

Triệu chứng hăm do dị ứng

Một số trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm có thể bị dị ứng với một thành phần cụ thể trong bỉm tã, khăn lau và/hoặc kem. Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm màu nhân tạo, chất đàn hồi, hương liệu, chất bảo quản trong khăn lau hoặc kem. 

Nếu phát ban xảy ra sau mỗi lần tiếp xúc với sản phẩm đó thì có thể nghĩ tới dị ứng. Bạn nên cân nhắc đổi loại bỉm/tã khác trong khoảng thời gian 2 tuần, đôi khi bé sẽ hết hăm.

5. Các dạng hăm tã hiếm gặp khác 

Có những tình trạng hiếm gặp có thể bắt đầu hoặc giống như hăm tã. Các ví dụ bao gồm viêm da tiết bã (gây sản xuất quá nhiều dầu trên da), bệnh vẩy nến ở trẻ em hay các tình trạng di truyền như viêm da đầu chi, một dạng thiếu kẽm di truyền.

Bố mẹ có thể làm gì để dự phòng hăm tã do kích ứng?

Nhìn chung, bạn cần hạn chế sự tiếp xúc của nước tiểu và phân với da của bé bằng cách:

  • Thay tã thường xuyên: Độ ẩm do để tã ướt hoặc bẩn quá lâu có thể khiến da bị trầy xước. Bởi vì, nước tiểu trong tã bị phân hủy theo thời gian để tạo ra các hóa chất gây kích ứng, các enzym tiêu hóa có trong phân bào mòn da.
  • Làm sạch da nhẹ nhàng trong quá trình thay tã: Đối với khăn lau, hãy chọn sản phẩm không chứa cồn và hương thơm. Bạn cũng có thể làm sạch da bằng nước và chất tẩy rửa không chứa xà phòng/dịu nhẹ, cách này có thể ít đau hơn so với việc lau nếu da đang bị kích ứng hoặc có vết loét hở. Với những vết đỏ da nghiêm trọng, bạn nên sử dụng bình xịt nước để rửa sạch mà không chà xát. Vỗ nhẹ và để da khô tự nhiên.
  • Phủ lên da một lớp kem hăm dày: Kem hăm chứa oxit kẽm, không mùi là lựa chọn tốt nhất cho bé bị hăm tã. Lớp kem bôi hăm tã như một tấm chắn nằm giữa da và tã để bảo vệ da. Nếu lớp kem không bị bẩn thì không cần phải lau sạch khi thay bỉm tã, chỉ cần bôi thêm một lớp nữa. Nhìn chung, bôi kem dày sẽ mang lại hiệu quả tốt.
  • Chọn loại bỉm tã có khả năng thấm hút cao: Tã càng thấm hút tốt thì càng giữ cho da khô ráo. Mặc dù hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy loại tã nào ngăn ngừa hăm tã tốt nhất, nhưng tã vải thường kém thấm hút hơn so với hầu hết các loại dùng một lần. Nếu đang sử dụng tã vải, bạn có thể cân nhắc đổi sang những dòng bỉm tã dùng một lần cho đến khi vết hăm lành lại.
  • Đảm bảo không quấn tã/ bỉm quá chặt, đặc biệt là qua đêm: Tã lỏng sẽ ít cọ xát vào da hơn.
  • Giữ cho da vùng quấn tã/ bỉm sạch sẽ: Nếu vùng mang tã/ bỉm bị kích ứng, việc tắm hàng ngày sẽ giúp loại bỏ các chất gây kích ứng và vi khuẩn có thể có. Đừng quên bôi một lớp kem chống hăm lên vùng mặc tã/ bỉm sau khi tắm.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu triệu chứng của bé không biến mất sau khi sử dụng các mẹo đơn giản nêu trên, hãy liên hệ với bác sĩ của Nhi Khoa Bệnh viện Phương Nam xem liệu có cần dùng thuốc hay không. Hãy chắc chắn làm theo các hướng dẫn sử dụng thuốc cẩn thận vì một số loại thuốc trị hăm tã chỉ an toàn khi dùng trong thời gian ngắn.

Bạn nên đưa bé đi khám nếu như:

  • Triệu chứng không biến mất hoặc trở nên tệ hơn sau hai đến ba ngày điều trị.
  • Xuất hiện mụn nhọt, bong tróc da, mụn nước, đầy mủ hoặc chảy nước hoặc vết loét đóng vảy.
  • Bé đang dùng thuốc kháng sinh, có ban màu hồng hoặc đỏ tươi với các đốm đỏ ở rìa gợi ý nhiễm nấm và cần điều trị của bác sĩ.
  • Phát ban đặc biệt đau, có thể là dấu hiệu của viêm mô tế bào.
  • Bé bị sốt ngoài phát ban.

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.  

Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:

  • Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
  • Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
  • Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
  • Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
  • Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ

Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:

  • 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi vị thành niên (12 - 16 tuổi)
  • Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
  • Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
  • Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
  • Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
  • Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
  • Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn