Triệu chứng nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em: Nguyên nhân và điều trị

23/08/2024
Nội dung chính xem nhanh

Ngoài tiêu chảy hay táo bón thì nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em cũng là một vấn đề  tiêu hóa ở trẻ được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Cùng tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em trong bài viết ngay sau đây nhé!

1. Nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em là gì?

Triệu chứng nhiễm Helicobacter pylori (hay nhiễm H. pylori) xảy ra khi một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori lây nhiễm vào dạ dày của trẻ và gây ra các vấn đề tiêu hóa.

Trong một số trường hợp, nhiễm H. pylori có khả năng gây ra một số vấn đề về tiêu hóa, bao gồm viêm loét dạ dày tá tràng và ít gặp hơn là ung thư dạ dày.

2. Trẻ em bị viêm dạ dày Hp có nguy hiểm không?

Nhiều phụ huynh thường lo lắng khi thấy trẻ bị nhiễm vi khuẩn H. pylori thì lo ngại về nguy cơ gây viêm loét, thậm chí ung thư dạ dày. Tuy nhiên, đa số trẻ nhiễm H. pylori không có triệu chứng, tỷ lệ gây viêm loét dạ dày cũng rất thấp và chưa có bằng chứng về ung thư dạ dày do H. pylori xảy ra ở trẻ em.

Trong một số trường hợp, vi khuẩn H. pylori cũng có thể có tác động tích cực đối với cơ thể con người, ví dụ như sự không phơi nhiễm sớm với vi khuẩn H. pylori được cho là một yếu tố quan trọng đối với nguy cơ hen ở trẻ em.

Đa số trường hợp trẻ em nhiễm H.pylori không có triệu chứng

3. Triệu chứng nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em là gì?

Đại đa số những người bị nhiễm H. pylori không có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn này gây viêm loét dạ dày thì trẻ sẽ có các biểu hiện sau đây:

  • Đau hoặc khó chịu ở bụng trên
  • Cảm thấy no nhanh sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn
  • Không cảm thấy đói
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Nôn ra máu
  • Đi ngoài phân đen
  • Thiếu máu dẫn đến da nhợt nhạt
  • Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.

Viêm loét dạ dày liên quan H.pylori có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau

Tuy nhiên, không phải tất cả các vết loét dạ dày đều do nhiễm H. pylori. Ví dụ, người ta có thể bị loét do dùng một số loại thuốc giảm đau. Nếu con bạn có những triệu chứng được kể ở trên, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tìm ra nguyên nhân chính xác.

4. Phương thức lây truyền của vi khuẩn H. pylori như thế nào?

Các nhà nghiên cứu chưa tìm ra được nguyên nhân tại sao nhiễm vi khuẩn H. pylori lại gây ra vấn đề ở một số người chứ không phải ở tất cả những người nhiễm nó.

Sự lây truyền H. pylori chủ yếu qua đường miệng. Vi khuẩn này có thể lây truyền khi:

  • Ăn những thực phẩm có nhiễm H. pylori nhưng chưa rửa sạch hoặc nấu không kỹ.
  • Sử dụng chung dụng cụ ăn uống như ăn chung chén, đũa hoặc uống chung ly nước với người nhiễm H. pylori.
  • Cha mẹ bị nhiễm H. pylori và hôn, mớm cơm cho trẻ.

Ở trẻ em, sự lây nhiễm H. pylori cũng có thể xảy ra từ trẻ này sang trẻ khác hay từ cha mẹ của chúng khi tiếp xúc với chất nôn hoặc nước bọt của những người bị nhiễm.

H. pylori cũng có thể được truyền từ người này sang người khác khi dụng cụ nội soi không được khử khuẩn kĩ càng.

5. Chẩn đoán

Chẩn đoán và điều trị trẻ em bị viêm dạ dày Hp

5.1. Các phương pháp giúp chẩn đoán triệu chứng nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em

Bác sĩ có thể tìm vi khuẩn H. pylori dựa vào các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu
  • Kiểm tra hơi thở: Những xét nghiệm này giúp đo các chất trong hơi thở của một người sau khi họ uống một chất lỏng đặc biệt.
  • Xét nghiệm phân: Đây là các xét nghiệm để kiểm tra mẫu phân để xác định xem có bị nhiễm H. pylori hay không.
  • Sinh thiết:  Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy một mảnh mô nhỏ từ niêm mạc dạ dày trong quá trình nội soi. Sau đó, họ nhìn vào mô dưới kính hiển vi để tìm H. pylori.

5.2. Trẻ nào cần được tầm soát nhiễm H. pylori?

Bác sĩ thường chỉ định tầm soát nhiễm H. pylori ở trẻ:

  • Có vết loét dạ dày tá tràng được phát hiện qua nội soi.
  • Thiếu máu thiếu sắt tái phát sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.
  • Bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính.

5.3. Các xét nghiệm tầm soát nhiễm H. pylori

  • Nội soi dạ dày: cấy vi trùng, mô bệnh học, urease test, PCR,…
  • Huyết thanh chẩn đoán
  • Test hơi thở
  • Kháng nguyên phân.

Trước khi làm test, trẻ cần phải ngưng dùng kháng sinh ít nhất 4 tuần, ngưng dùng thuốc ức chế tiết axit dạ dày ít nhất 2 tuần.

5.4. Khi nào trẻ em cần nội soi dạ dày tá tràng?

Nội soi dạ dày là một phương pháp chẩn đoán nhiễm H. pylori đáng tin cậy nhất được dùng ở trẻ em. Nội soi dạ dày được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Nội soi giúp cầm máu và đánh giá vết loét trong dạ dày tá tràng .
  • Nuốt chất ăn mòn: Nội soi giúp đánh giá tổn thương do chất acid hay chất kiềm đã được nuốt gây ra.
  • Nuốt dị vật: Nội soi để lấy dị vật.

Trong trường hợp trẻ bị đau thượng vị tái diễn, nuốt khó/nuốt đau, ói mửa nặng kéo dài…và nghi ngờ viêm loét dạ dày, nội soi giúp đánh giá mức độ tổn thương. Ngoài ra, thông qua nội soi, bác sĩ có thể sinh thiết để lấy một mẩu nhỏ niêm mạc dạ dày và tìm vi khuẩn H. pylori hoặc ung thư.

6. Nhiễm H.pylori được điều trị như thế nào?

Nhiễm H. pylori được điều trị bằng thuốc. Hầu hết mọi trường hợp được chỉ định dùng từ 3 loại thuốc trở lên trong 2 tuần. bao gồm:

  • Thuốc làm giảm lượng axit mà dạ dày tiết ra: Thuốc này có thể giúp chữa nhiễm trùng H. pylori và giúp vết loét mau lành. ngăn chặn vết loét quay trở lại, giảm nguy cơ vết loét nặng hơn.
  • Các loại kháng sinh khác nhau: Nên dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Hãy cho bác sĩ hoặc y tá biết nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ hoặc vấn đề nào trong quá trình uống thuốc điều trị.

7. Trẻ em có nên điều trị nhiễm H. pylori không?

Ba mẹ hoặc người trong nhà bị nhiễm H. pylori thì trẻ có cần tầm soát và điều trị không? Tất cả những trẻ nhiễm H. pylori đều cần phải điều trị đúng không?

Nếu trẻ em bị viêm dạ dày Hp mà không có triệu chứng, thì chỉ cần theo dõi mà chưa cần phải điều trị ngay. Đồng thời, cũng không cần tầm soát hay điều trị cho trẻ ngay cả khi trong gia đình có người nhiễm H. pylori do nếu tầm soát có phát hiện bị nhiễm H. pylori thì bác sĩ cũng sẽ không chỉ định điều trị ở trẻ không có triệu chứng.

Nguyên nhân là do trẻ em khi nhiễm H. pylori đa phần không có triệu chứng, ngoài ra nguy cơ tái nhiễm H. pylori ở trẻ là rất cao, ngay cả khi đã điều trị tận gốc. Hơn thế nữa, trẻ con còn nhỏ và thường chưa có ý thức về việc duy trì vệ sinh khi ăn uống và sinh hoạt. Đồng thời, việc điều trị từ khi còn nhỏ có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện của trẻ, do liên tục phải sử dụng thuốc kháng sinh.

8. Phòng ngừa triệu chứng nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em như thế nào?

Để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng ngừa nhiễm vi khuẩn H. pylori, hãy thực hiện theo các lời khuyên sau:

  • Tránh tiếp xúc với nước bọt, chất nôn mửa hoặc chất thải của người nhiễm H. pylori bằng việc tránh dùng chung ly, chén, muỗng…với người khác.
  • Rửa tay với xà phòng và nước. Điều này đặc biệt quan trọng sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã và trước khi nấu nướng hoặc chuẩn bị thức ăn.
  • Chỉ uống nước từ nguồn nước sạch và đảm bảo an toàn.

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.  

Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:

  • Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
  • Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
  • Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
  • Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
  • Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ

Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:

  • 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi vị thành niên (12 - 16 tuổi)
  • Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
  • Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
  • Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
  • Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
  • Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
  • Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em

Hi vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em để biết cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhé!

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

 

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn