Vì hệ tiêu hóa còn non nớt nên rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp phải tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, hầu hết cha mẹ đều gặp khó khăn trong việc xác định tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
Vậy, dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang bị tiêu chảy? Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám bác sĩ? Điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh như thế nào?
1. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là như thế nào?
Phân bình thường ở trẻ là:
- Nếu bạn đang cho con bú: Phân của trẻ bú mẹ có màu vàng nhạt, mềm hoặc thậm chí nhiều nước và chúng thường chứa những mảnh nhỏ giống như hạt. Trẻ bú sữa mẹ có thể đi ngoài mỗi lần bú.
- Nếu em bé của bạn bú sữa công thức: Trẻ bú sữa công thức đi ngoài phân có màu vàng đến vàng sạm và cứng như bơ đậu phộng.
Cho dù bạn cho bé bú sữa mẹ hay bú sữa công thức, thì khi bé lớn lên, bạn sẽ thấy bé giảm số lần đi tiêu trong ngày.
Tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng, nước, và có thể xảy ra tới 12 lần một ngày.
Phân có màu hơi xanh là bình thường, miễn là em bé bú và phát triển bình thường. Bạn không nên lo lắng trừ khi phân của bé có màu trắng và sệt giống như đất sét, hoặc chảy nước và chứa đầy chất nhầy, hoặc cứng và khô, hoặc màu đen, hoặc đẫm máu. Nếu có, hãy gọi bác sĩ nhi khoa.
2. Các trường hợp cần đi khám ngay lập tức
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh khi nào phải đi khám?
Cha mẹ cần đưa con đi khám hoặc gọi cho bác sĩ nhi khoa của bạn ngay lập tức nếu trẻ bị tiêu chảy và:
- Từ 3 tháng tuổi trở xuống.
- Có thân nhiệt đo ở trực tràng từ 100,4°F (38°C) trở lên.
- Đang nôn.
- Thiếu năng lượng hoặc cáu gắt và không muốn bú.
- Có dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như khô miệng, hoặc không đi tiểu trong 3 giờ trở lên.
Dấu hiệu cảnh báo mất nước:
Trẻ có thể bị mất nước nhanh chóng khi bị tiêu chảy.
Nếu em bé của bạn dưới 3 tháng tuổi và đang bị sốt cùng với tiêu chảy, hãy gọi ngay cho bác sĩ nhi khoa.
Nếu em bé của bạn trên 3 tháng tuổi và bị tiêu chảy nhẹ kèm theo sốt nhẹ trong hơn một ngày, hãy kiểm tra xem lượng nước tiểu có đạt đủ như bình thường hay không, đồng thời kiểm tra thân nhiệt của bé bằng nhiệt kế. Sau đó, bạn gọi bác sĩ nhi khoa.
3. Đối phó với tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Nhiễm vi-rút gây nôn mửa và tiêu chảy, có thể khiến bé cáu gắt trong 1 hoặc 2 ngày. Nếu em bé của bạn khỏe mạnh, các triệu chứng sẽ tự hết. Bác sĩ nhi khoa sẽ khuyên bạn những điều sau đây:
- Nếu bạn đang cho con bú: Bác sĩ nhi khoa có thể khuyên bạn nên tiếp tục cho con bú như bình thường.
- Nếu bé bú sữa công thức: Bác sĩ nhi khoa có thể hướng dẫn bạn cho bé uống loại nước đặc biệt có chứa chất điện giải và đường để bù lại lượng nước và chất điện giải (ví dụ: natri, kali) bị mất khi bị tiêu chảy.
Các quầy thuốc, nhà thuốc hiện này đều bán đồ uống bù điện giải pha sẵn phù hợp cho những trường hợp tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ không nên tự pha các dung dịch để sử dụng tại nhà vì có thể không đạt sự cân bằng điện giải chính xác, gây nguy hiểm cho trẻ.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là điều thường xảy ra. Vì vậy, cha mẹ đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh nhận diện tình trạng của con và tìm kiếm sự trợ giúp y tế của bác sĩ kịp thời.
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.
Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:
- Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
- Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
- Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
- Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
- Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ
Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:
- 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi vị thành niên (12 - 16 tuổi)
- Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
- Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
- Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
- Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
- Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
- Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em
----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.