Tại sao trẻ bị nôn trớ? 5 mẹo giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

01/10/2024
Nội dung chính xem nhanh

Tất cả các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều gặp tình trạng nôn trớ. Tuy nhiên, có một số trẻ bị nôn trớ nhiều hơn những trẻ khác và có giai đoạn nôn trớ nhiều, sau đó giảm dần. 

Thông thường, trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi nuốt phải một ít không khí trong quá trình bú mẹ trực tiếp hoặc bú sữa công thức. Dạ dày của trẻ nhỏ nên không thể chứa nhiều sữa và không khí. 

Khi dạ dày đầy, bất kỳ sự thay đổi nào về tư thế (chẳng hạn như cho trẻ ngồi dậy) có thể làm mở cơ thắt giữa dạ dày và thực quản, khiến cho sữa bị trào ra khỏi dạ dày, lên trên miệng. 

Vậy bạn có thể làm gì để giảm lượng nôn trớ của trẻ không? Làm thế nào để nhận biết nôn trớ ở con mình có phải là bệnh lý đáng lo ngại? Tìm hiểu ngay!

1. Những lo lắng chung của cha mẹ về việc trẻ bị nôn trớ và cách xử trí

Trẻ bị nôn trớ phải làm sao?

1.1. Con ọc ra một ít sữa sau hầu hết các lần bú

  • Nguyên nhân: Trào ngược dạ dày thực quản. Nếu bé chỉ nôn một ít sữa thì tình trạng này là bình thường.  
  • Cách xử trí: Không cần xử trí gì. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh sẽ giảm khi trẻ lớn lên vì lúc đó cơ thắt giữa dạ dày và thực quản sẽ vững chắc hơn, giữ thức ăn không bị trào ra khỏi dạ dày.

1.2. Con nuốt mạnh khi bú và có vẻ nuốt nhiều hơi

  • Nguyên nhân: Trẻ nuốt nhiều khí hơn bình thường khi bú. 
  • Cách xử trí: Nếu trẻ bú mẹ thì kiểm tra lại tư thế bú, nếu trẻ bú bình thì kiểm tra xem có ngậm hết núm vú của bình sữa hay không. Bên cạnh đó, bạn có thể cho trẻ ợ hơi trong khi bú và sau khi bú xong. Đôi khi, hãy cân nhắc việc đổi một loại bình sữa khác để giảm nguy cơ bé nuốt khí nhiều khi bú bình.

1.3. Trẻ bị nôn trớ khi người lớn chơi cùng sau bữa ăn

  • Nguyên nhân: Do trẻ quá kích thích. 
  • Cách xử trí: Giữ cho bé yên lặng trong giờ ăn. Hạn chế chơi tích cực trong khoảng 20 đến 30 phút sau đó.

1.4. Trước đây trẻ bị nôn trớ ít nhưng hiện tại thường xuyên nôn như vòi rồng sau khi ăn 

  • Nguyên nhân: Có thể do hẹp môn vị hoặc một vấn đề sức khỏe khác cần được chẩn đoán và điều trị.
  • Cách xử trí: Đưa bé khám bác sĩ ngay. 

1.5. Có máu trong chất nôn

  • Nguyên nhân: Có thể do viêm thực quản hoặc viêm dạ dày hoặc một vấn đề sức khỏe khác cần được chẩn đoán và điều trị ngay.
  • Cách xử trí: Đưa bé khám bác sĩ ngay. 

2. 5 mẹo giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mẹo giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

  • Tránh cho ăn quá nhiều trong 1 lần: Hãy cho bé ăn lượng nhỏ và ăn nhiều lần hơn. 
  • Cho bé ợ hơi thường xuyên hơn: Nếu dạ dày chứa nhiều khí thì rất dễ gặp tình trạng trẻ bị nôn trớ. Vì vậy bạn nên cho bé ợ hơi trong khi bú và cả sau khi bú xong. 
  • Hạn chế cho bé vận động nhiều sau bữa ăn và nên bế bé ở tư thế thẳng đứng: Mặc dù thời gian cho bé nằm sấp quan trọng đối với trẻ, nhưng không nên cho bé nằm sấp ngay sau khi bú xong vì bé sẽ dễ bị nôn sữa ra ngoài. Nên bế bé ở tư thế thẳng đứng sau khi bú xong để hạn chế nôn trớ ở trẻ sơ sinh. 
  • Hãy xem lại sữa công thức nếu bé đang bú sữa công thức: Nếu em bé của bạn đang bú sữa công thức, có thể sữa công thức góp phần khiến bé bị nôn trớ. Một số trẻ chỉ đơn giản vì thích dùng loại sữa công thức này hơn loại khác, chứ không phải dị ứng hay không dung nạp sữa. Chỉ có khoảng 5% trẻ thực sự không thể tiêu hóa được các protein có trong sữa bò hoặc sữa công thức đậu nành, tình trạng này được gọi là dị ứng đạm sữa bò. Trong trường hợp dị ứng với đạm sữa bò, bạn sẽ phải đưa trẻ đến khám bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng bệnh và được tư vấn dùng sữa thủy phân phù hợp.
  • Nếu bạn đang cho con bú, hãy xem xét chế độ ăn uống của bạn: Sữa bò và đậu nành trong chế độ ăn uống của người mẹ có thể khiến cho trẻ bị dị ứng với đạm có trong sữa, làm trẻ bị nôn trớ nhiều. Bạn nên loại bỏ các protein sữa bò và đậu nành này ra khỏi chế độ ăn. Bạn sẽ thấy con giảm hoặc hết tình trạng nôn trớ nhiều. 
  • Hãy thử một ít bột yến mạch: Nhìn chung không nên cho trẻ ăn ngũ cốc trước khi được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ như: Trẻ nhỏ bị trào ngược có thể cần thức ăn đặc hơn để nuốt, bạn có thể trộn một ít bột yến mạch vào sữa và cho bé bú. Bạn phải trao đổi với các bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn trộn như thế nào cho đúng. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ hiện khuyến nghị những ba mẹ có con cần dùng ngũ cốc chọn bột yến mạch thay vì gạo để tránh nguy cơ thạch tín có trong gạo. 

3. Ba mẹ nên biết sự khác biệt giữa nôn và trớ

Nôn là hiện tượng tống mạnh các chất chứa trong dạ dày qua miệng. Khi nôn, cơ thể sử dụng cơ bụng nên khiến trẻ rất khó chịu và khóc. 

Trớ là hiện tượng các chất chứa trong dạ dày trào ra miệng một cách nhẹ nhàng, có thể kèm theo tiếng ợ hơi. Khi trớ, các cơ không co thắt mạnh và chỉ một lượng nhỏ sữa trào ra, không làm bé khó chịu. 

Lưu ý hãy khám bác sĩ nhi khoa ngay nếu bé bị nôn nhiều sau mỗi lần bú hoặc có máu trong chất nôn của bé.

Cách tốt nhất để giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cho bé ăn trước khi quá đói. Bởi vì, khi bé quá đói, bé ăn nhanh và sẽ nuốt khí nhiều hơn. Cho bé nghỉ giữa cữ bú để ợ hơi nhẹ nhàng và cho bé ợ hơi sau khi bú. Hạn chế cho bé vận động mạnh sau bữa ăn, đồng thời bế bé ở tư thế thẳng đứng trong ít nhất 20 phút. Ba mẹ nhớ luôn quan sát con thật kỹ trong khoảng thời gian này.

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.  

Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:

  • Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
  • Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
  • Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
  • Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
  • Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ

Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:

  • 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi vị thành niên (12 - 16 tuổi)
  • Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
  • Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
  • Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
  • Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
  • Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
  • Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn