Nội soi đại tràng cho trẻ em: Quy trình và những lưu ý khi thực hiện

26/08/2024
Nội dung chính xem nhanh

Nội soi đại tràng cho trẻ em là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến. Cùng tìm hiểu rõ hơn về loại thủ thuật này để giúp các bậc phu huynh bớt lo lắng khi con trẻ được chỉ định thực hiện nhé!

Tìm hiểu chung

Nội soi đại tràng cho trẻ em là gì?

Nội soi đại tràng là phương pháp đưa ống nội soi mềm với đường kính khoảng 1cm từ hậu môn đi ngược lên đại tràng và manh tràng (vùng tiếp nối giữa ruột non và ruột già) để quan sát toàn bộ đại tràng. Qua hình ảnh thu được từ thiết bị nội soi, bác sĩ có thể phát hiện được những tổn thương trong đường tiêu hóa như các vùng viêm loét, chảy máu, polyp, khối u.

Tại sao phải nội soi đại tràng?

Nội soi đại tràng cho trẻ em có thể được thực hiện nhằm mục đích:

  • Chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa: Nội soi có thể giúp bác sĩ nhận định và chẩn đoán bệnh lý gây ra các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa như đau bụng, táo bón mạn tính, tiêu chảy mạn tính, đi ngoài ra máu…
  • Tầm soát ung thư và các bệnh lý đường tiêu hóa khác: Nội soi là phương pháp hiệu quả nhất để tầm soát ung thư đại trực tràng và phát hiện các polyp đại trực tràng. Polyp đại trực tràng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đi ngoài ra máu và có nguy cơ trở thành thành ung thư.
  • Điều trị các vấn đề ở đại trực tràng: Nội soi có thể được sử dụng để cắt polyp, lấy dị vật, cầm máu, điều trị trĩ…
  • Theo dõi bệnh lý đại trực tràng: Nội soi có thể được thực hiện để theo dõi sau điều trị. 

Những ai được chỉ định nội soi đại tràng?

Nội soi đại tràng cho trẻ em thường được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Thay đổi thói quen đại tiện, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
  • Có các triệu chứng bất thường như đau bụng không rõ nguyên nhân, có máu trong phân, đi ngoài phân đen, thiếu máu nhược sắc…
  • Viêm đường ruột.
  • Viêm loét đại trực tràng.
  • Có những bất thường không rõ trên phim chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) đại tràng.
  • Có các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng như người có tiền sử polyp hoặc ung thư đại trực tràng trước đây, người có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng, người bị viêm đại tràng có loạn sản nặng…

Nội soi đại tràng cho trẻ em có nguy hiểm không?

Mặc dù nội soi đại tràng là thủ thuật khá an toàn nhưng nó vẫn tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, bao gồm:

  • Đau bụng.
  • Đầy hơi.
  • Khó chịu vùng bụng.
  • Chảy máu sau nội soi.
  • Các trường hợp thủng là rất hiếm gặp.

Quy trình

Nội soi đại tràng cho trẻ em cần chuẩn bị như thế nào?

Ngày trước nội soi:

  • Sáng ăn cháo, uống sữa, không ăn chất xơ
  • Từ 12 giờ uống Bisacodyl với nhiều nước (2 - 3 lít)
  • Trẻ từ 2 - 5 tuổi: 5mg
  • Trẻ trên 5 tuổi: 10mg, chia 2 lần/ngày (12 giờ trưa và 19 giờ tối)
  • Sau đó, cho trẻ nhịn ăn hoàn toàn chỉ uống nước trong, không màu như nước đường, nước yến, không uống sữa.

Với cách chuẩn bị như trên, trẻ sẽ đi cầu nhiều lần, ra nước trong cho đến khi ruột sạch hoàn toàn.

Ngày nội soi:

  • Từ 6 giờ sáng, nhịn ăn uống hoàn toàn, không uống thuốc.
  • Trước giờ nội soi, trẻ sẽ được thụt tháo hoặc bơm thuốc làm sạch ruột theo chỉ định từ bác sĩ.

Nội soi đại tràng cho trẻ em được thực hiện ra sao?

Quy trình nội soi đại tràng cho trẻ em

  • Nội soi được tiến hành trong phòng kín với ít nhất một bác sĩ và một điều dưỡng. 
  • Bệnh nhi sẽ được gây mê. và ở tư thế nằm nghiêng bên trái.
  • Thời gian nội soi sẽ kéo dài từ 30 – 60 phút, tùy vào từng trường hợp nội soi phức tạp hay đơn giản.
  • Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể cần làm thêm các thủ thuật như cắt polyp nếu có polyp, cầm máu nếu bị chảy máu, sinh thiết (lấy mẫu mô nhỏ 1mm),...
  • Việc sinh thiết hay cắt polyp không làm đau đớn và không gây cảm giác khó chịu nào.

Cần chú ý gì sau khi nội soi đại tràng cho trẻ em?

  • Không cho trẻ ăn uống trong vòng 2 giờ sau nội soi vì thuốc mê vẫn còn hiệu lực.
  • Bệnh nhi có thể được cho về nhà vào cùng ngày nội soi.
  • Nghỉ ngơi trong thời gian còn lại trong ngày và có thể trở lại hoạt động bình thường vào ngày hôm sau.
  • Có thể bắt đầu ăn một chế độ ăn nhẹ với cháo, súp, mì và bánh mì sandwich ngay khi cảm thấy sẵn sàng và có thể trở lại chế độ ăn uống thông thường khi cảm thấy khỏe.
  • Do thuốc gây mê, thanh niên và thanh thiếu niên không được phép lái xe, vận hành máy móc trong thời gian còn lại trong ngày.

Một hoặc nhiều tác dụng phụ thường gặp sau khi nội soi đại tràng cho trẻ em bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc nôn: Nếu cảm thấy khó chịu, hãy ngừng ăn uống trong nửa giờ. Sau đó, bắt đầu uống từng ngụm nước nhỏ. Sau đó nếu hết nôn, có thể tăng dần lượng thức ăn và nước uống.
  • Đau bụng và chướng bụng: Nếu cơn đau nhẹ, hãy nghỉ ngơi và uống từng ngụm nước lọc cho đến khi cảm thấy đỡ hơn.
  • Đau họng: Ngậm viên ngậm trị đau họng hoặc uống nước ấm để làm dịu cơn đau họng.
  • Chảy máu: Có thể thấy một lượng máu nhỏ khi đi tiêu. Điều này thường xảy ra do các mẫu sinh thiết đã được lấy ra trong khi nội soi.

Những tình trạng này thường thuyên giảm theo thời gian mà không cần điều trị đặc biệt.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Nôn nhiều hơn 3 lần;
  • Nôn mửa hoặc đi tiêu có hơn 2 – 3 ml (nửa thìa cà phê) máu đỏ tươi trong đó;
  • Đau bụng dữ dội hoặc đầy hơi;
  • Sốt cao (trên 38°C);
  • Khó nuốt.

Bác sĩ tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam sẽ thăm khám và giải thích về các tổn thương xuất hiện sau khi nội soi đại tràng cho trẻ em, đồng thời có thể kê toa thuốc để điều trị nếu cần. Phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc đúng và đủ liều theo toa. Tái khám theo lịch hẹn tại phòng khám chuyên khoa Tiêu hóa của Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam. 

Chuyên khoa Tiêu hóa - Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam

Chúng tôi là đội ngũ có chuyên môn cao trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trẻ em, cam kết mang lại dịch vụ chất lượng và tận tâm nhất cho sức khỏe của bé yêu của bạn. Tại Khoa Nhi Bệnh viện Phương Nam, đặc biệt tập trung vào các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, mang đến giải pháp chăm sóc toàn diện và hiệu quả.

  • Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa: Đội ngũ bác sĩ với nhiều năm  kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện nhi đồng, có thể chẩn đoán và điều trị một loạt các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ em, bao gồm viêm dạ dày ruột, tiêu chảy, táo bón, viêm dạ dày và các vấn đề khác.
  • Nội soi dạ dày tá tràng và đại tràng nhi.
  • Sàng lọc và điều trị các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng: Chúng tôi cung cấp các dịch vụ sàng lọc và điều trị cho các bệnh lý tiêu hóa phức tạp khác.
  • Tư vấn dinh dưỡng và tiêm ngừa: Chúng tôi không chỉ điều trị bệnh, mà còn cung cấp tư vấn dinh dưỡng và các chiến lược phòng ngừa để giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa của trẻ em và ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa trong tương lai.

Tại sao chọn chúng tôi?

  • Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế có kinh nghiệm và tận tâm.
  • Trang thiết bị y tế tiên tiến và hiện đại.
  • Môi trường vui vẻ, thân thiện và thoải mái cho trẻ em.

Hi vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng đáng kể nào khác sau khi thực hiện thủ thuật, hãy liên hệ với bác sĩ gia đình của mình. Hãy đồng hành cùng chúng tôi trong hành trình chăm sóc sức khỏe tiêu hóa của trẻ em của bạn. Liên hệ với chúng tôi ngay khi con bạn có các vấn đề về đường tiêu hóa để biết thêm thông tin và đặt lịch hẹn!

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

 

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn