Nhi khoa phát triển - Chương trình Giám sát các mốc phát triển trẻ em

18/09/2023
Lê Nguyễn Nhật Trung
Tham vấn y khoa:
Lê Nguyễn Nhật Trung
Giám đốc Chuyên môn
Trưởng Khoa Nhi và Sơ sinh
Chuyên môn: Nhi & Sơ sinh
 
Xem chi tiết
Nội dung chính xem nhanh

Làm cha mẹ khi biết con mình phát triển trong giới hạn bình thường là một hạnh phúc lớn lao bởi theo thống kê ở một số nước, trẻ em bị khiếm khuyết phát triển và rối loạn cảm xúc, hành vi ở bất kỳ thời điểm nào, chiếm khoảng 12%, phổ biến hơn ở nhóm tuổi trước đi học (2-5 tuổi).

Rối loạn phát triển và hành vi ngày nay được đánh giá nằm trong nhóm 5 bệnh mạn tính phổ biến nhất ở trẻ em. 

Từ năm 2006, Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến nghị rằng mỗi bác sĩ nhi khoa tổng quát cần thực hiện việc giám sát, sàng lọc để xác định trẻ có vấn đề về phát triển và hướng dẫn cho gia đình cách chăm sóc trẻ. 

Việc giám sát thực hiện ở thời điểm trẻ đến khám bệnh hoặc tiêm chủng trong suốt thời thơ ấu đến tuổi thiếu niên, dựa trên bảng kiểm 16 mốc phát triển của trẻ kịp thời phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ. Nguy cơ khiếm khuyết phát triển cao ở các nhóm trẻ: trẻ sinh non, bệnh mãn tính, trẻ ít thời gian tương tác với bố mẹ hoặc người thân, tiếp xúc sớm với phương tiện nghe nhìn, và môi trường sống không thuận lợi… 

1. Những số liệu đáng quan tâm (*)

- Cứ 6 trẻ em từ 3 – 17 tuổi thì có 1 trẻ bị khiếm khuyết phát triển, tình trạng ảnh hưởng đến cách trẻ chơi, học tập, ngôn ngữ, hành vi, tương tác hoặc vận động.

- Nhiều trẻ khiếm khuyết phát triển không được phát hiện cho đến tuổi đi học.

- Tại Việt Nam chưa có số liệu chính xác, nhưng rất ít trẻ được giám sát để nhận diện các vấn đề về khiếm khuyết phát triển.

- Nhiều nghiên cứu tại các nước cho thấy, một tỷ lệ lớn trẻ dưới 3 tuổi cần được can thiệp sớm chậm phát triển hoặc hành vi, nhưng thực tế chỉ dưới 5% tiếp cận các dịch vụ chăm sóc này.

- Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ trẻ từ 3 – 17 tuổi được xác định rối loạn phát triển tăng từ 16,2% trong giai đoạn từ 2009 – 2011 lên 17,8% trong giai đoạn từ 2015 – 2017. Sau đại dịch Covid -19, tỷ lệ các rối loạn phát triển này càng tăng hơn.

(*) AAP Policies and Clinical Reports (2022). Developmental Surveillance & Screening Patient Care Overview

Bệnh viện Phương Nam là đơn vị tiên phong trong nước triển khai Chương Trình Giám sát phát triển kết hợp với các thời điểm trẻ đến tiêm chủng hoặc khám bệnh.

Có nhiều vấn đề có thể cha mẹ không biết rằng con bị chậm phát triển so với giai đoạn và độ tuổi; Thường trong năm đầu tiên, khiếm khuyết phát triển liên quan đến vận động thô và vận động tinh của bàn tay (ví dụ: 2 tháng chưa biết giữ vững cổ ở tư thế nằm sấp - tummy time; hoặc 4 tháng mà chậm lật hoặc chưa giữ vững đầu…).Sau 12 tháng sẽ lưu ý đến các vấn đề về giao tiếp, ngôn ngữ, cảm xúc và hành vi (chậm giao tiếp, chậm phát âm, chậm nói hoặc biểu lộ cảm xúc hoặc hành vi bất thường).

- Các mốc giám sát phát triển lúc 1 tháng tuổi và sau đó trùng với các thời điểm đến tiêm chủng: 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng tuổi, 9 tháng, 12 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 2 tuổi, 2,5 tuổi, 3 tuổi, 4 tuổi, 5 & 6 tuổi, 7 & 8 tuổi, 11 đến 14 tuổi. Giám sát theo hướng dẫn của Chương trình Tương Lai Tươi Sáng (Bright Future) phiên bản 4, của Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ. 

Qua chương trình giám sát mốc phát triển, bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình theo dõi các vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng, sức khỏe răng miệng, và những vấn đề khác như: giao tiếp, hành vi, tương tác xã hội, vận động, và giúp trẻ phát triển bắt kịp theo giai đoạn và độ tuổi.  

Khi gia đình hoặc bác sĩ phát hiện trẻ có các bất thường về phát triển và hành vi đáng lo ngại, sẽ dùng các công cụ sàng lọc đơn giản hoặc chuyển đến chuyên gia tâm lý, vật lý trị liệu, dinh dưỡng hoặc nhi khoa phát triển để thực hiện các công cụ sàng lọc chuyên biệt.

2. Giai đoạn sau sinh đến 24 tháng - Chuẩn bị nền tảng vững chắc

  • Thăm khám giai đoạn sơ sinh: 1 tuần tuổi và 1 tháng sau sinh. Trẻ được thăm khám và tư vấn các vấn đề sàng lọc sau sinh (sàng lọc máu gót chân, thính lực, tim bẩm sinh nặng và các bất thường bẩm sinh). Bác sĩ hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, an toàn chăm sóc tại nhà, an toàn giấc ngủ, phát triển các giác quan và theo dõi các bất thường như da, mắt, rốn,...
  • Lần khám 2, 4 và 6 tháng tuổi: an toàn trong sinh hoạt hàng ngày, tạo các thói quen đơn giản như bú, ngủ, chơi, giao tiếp. Đánh giá sự tăng trưởng và phát triển vận động tinh, vận đông thô, lịch trình tiêm chủng, chuẩn bị ăn dặm.
  • Lần khám 9, 12, 15, 18 và 24 tháng: hướng dẫn ăn dặm, đa dạng dinh dưỡng. Phát triển giao tiếp và ngôn ngữ, phát triển hành vi. Thiết lập thói quen, xây dựng tính kỷ luật, huấn luyện toilet, cách chia sẻ và cùng con đọc sách. An toàn trong sinh hoạt hàng ngày, xây dựng các thói quen và nề nếp. Kiểm tra lịch trình tiêm chủng và đánh giá tăng trưởng.
  • Tư vấn mốc phát triển theo giai đoạn và độ tuổi. Sàng lọc bệnh tùy yếu tố nguy cơ.

3. Giai đoạn 24 đến 36 tháng - Chuẩn bị đến trường

  • Cùng con xây dựng tính kỷ luật. 
  • Chia sẻ hòa nhập và chơi cùng bạn đồng trang lứa.
  • Huấn luyện toilet.Thiết lập kỷ luật, xây dựng tính tự lập cho trẻ.
  • Phát triển ngôn ngữ, cảm xúc và khả năng giao tiếp, thói quen đọc sách.
  • Hướng dẫn chơi vận động. Chế độ dinh dưỡng tốt, lành mạnh.
  • An toàn sinh hoạt trong nhà và ngoài cộng đồng.
  • Tư vấn mốc phát triển theo giai đoạn và độ tuổi. Sàng lọc bệnh tùy yếu tố nguy cơ.
     

4. Giai đoạn 3 đến 6 tuổi - Làm quen với nhà trẻ

  • Xây dựng các thói quen lành mạnh: thói quen vận động, ăn uống, sử dụng phương tiện nghe nhìn, thói quen đọc sách, vệ sinh răng miệng.
  • Xây dựng tính tự lập, kỷ luật và chịu trách nhiệm, phát triển cảm xúc.
  • Hướng dẫn cách làm gương, dạy bé biết lắng nghe và tôn trọng.
  • An toàn tại nhà và ngoài cộng động.
  • Tư vấn mốc phát triển theo giai đoạn và độ tuổi. Sàng lọc bệnh tùy yếu tố nguy cơ.

5. Giai đoạn 6 đến 10 tuổi - Tăng tốc tiểu học

  • Xây dựng thói quen và tính kỷ luật, nguyên tắc nhất quán trong gia đình.
  • Xây dựng lòng tự trọng lành mạnh, hiểu về tính khí tuổi học đường.
  • An toàn tại nhà, trường học và cộng đồng.
  • Đồng hành cùng con tuổi dậy thì, nhận biết dậy thì sớm, dậy thì muộn.
  • Hiểu và chia sẻ cùng trẻ về bản dạng giới tính.
  • Nếp sống lành mạnh: ăn uống, vận động thể thao, sử dụng phương tiện nghe nhìn, vệ sinh răng miệng, thói quen tốt trong giấc ngủ.
  • Tư vấn mốc phát triển theo giai đoạn và độ tuổi. Sàng lọc bệnh tùy yếu tố nguy cơ.

6. Giai đoạn 11 đến 16 tuổi - Tuổi dậy thì thiếu niên

  • Phát triển và biết chia sẻ cảm xúc.
  • Xây dựng cho trẻ thói quen và lựa chọn hành vi lành mạnh.
  • Cách khuyến khích trẻ tìm giải pháp, độc lập và tự chủ bên cạnh sự hỗ trợ của gia đình.
  • Học cách tự bảo vệ và giữ an toàn ngoài cộng đồng.
  • Cách giải quyết áp lực đồng trang lứa.
  • Sự tăng trưởng và thay đổi cơ thể tuổi dậy thì và thanh thiếu niên.
  • Tình yêu và tình dục tuổi vị thành niên.
  • Tư vấn mốc phát triển theo giai đoạn và độ tuổi. Sàng lọc bệnh tùy yếu tố nguy cơ.
___
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

Địa chỉ: 2 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
Hotline: 1900 54 54 66
Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamhospital
Instagram: https://instagram.com/benhvienphuongnam
YouTube: https://www.youtube.com/@phuongnamhospital
LinkedIn: https://linkedin.com/company/phuongnamhospital
TikTok: https://www.tiktok.com/@benhvienphuongnam
 
 
 

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn