Mách mẹ cách thay tã cho trẻ sơ sinh siêu dễ dàng

01/11/2024
Nội dung chính xem nhanh

Một trong những nhiệm vụ khi trở thành cha mẹ là bạn sẽ thay rất nhiều tã giấy cho con, có thể từ 8 đến 12 chiếc một ngày. Hầu hết các bậc cha mẹ ở Mỹ dùng đến gần 3.000 chiếc tã từ lúc con chào đời đến khi 1 tuổi, trung bình 6 lần thay tã mỗi ngày, ước tính tổng cộng là 8.000 lần trong suốt khoảng thời gian trẻ mặc tã. Bạn thì sao? Bạn đã biết cách thay tã cho trẻ sơ sinh đúng hay chưa, từ việc chọn vị trí thay tã cho đến thao tác như thế nào?

1. Chuẩn bị cho việc thay tã

1.1. Thay tã cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Bạn có thể chọn nơi để thay tã cho con mình, trên bàn thay tã mới toanh hay ở trên giường đều được. Bạn sẽ cần chuẩn bị khu vực đó để dễ dàng lấy được mọi thứ bạn cần, gồm tã và khăn, giấy để lau. Bàn thay tã là nơi tốt và lý tưởng để thay tã cho bé. 

Tuy nhiên việc sử dụng bàn thay tã cho bé cũng không quá cần thiết. Bạn có thể thay tã ở nơi thuận lợi cho bạn và giúp tiết kiệm chi phí mua bàn. 

1.2. Thay miếng lót thay tã 

Một số người chọn sử dụng lót thay tã để làm nơi thay tã đơn giản cho bé. Miếng lót này được đặt trên bàn, sàn nhà, giường hay ghế dài hoặc thậm chí là ghế sau ô tô, miễn là bạn cảm thấy thoải mái và thuận lợi để thực hiện cách thay tã cho trẻ sơ sinh. Đôi khi, ngoài thay tã mới cho con, bạn còn cần thay quần áo hoặc cởi đồ để cho bé vào bồn tắm. Trong những trường hợp như vậy, bạn nên chọn vị trí thay tã cho bé gần tất cả những thứ nêu trên. 

Tấm lót để thay tã dùng một lần có bán ở hầu hết các cửa hàng mẹ bé. Một số nơi gọi nó là tấm lót giường. Tấm lót này sẽ tránh dây phân hoặc nước tiểu của bé ra bàn thay tã, cũi, giường, sàn nhà hoặc bất kỳ nơi nào mà bạn chọn để thay tã. Nó sẽ rất tiện lợi khi đưa con ra ngoài, đến bất cứ nơi đâu. Còn nếu bạn đang ở nhà và không ngại giặt thêm một chút quần áo, bạn có thể sử dụng một chiếc khăn thay cho tấm lót tã. 

2. Hướng dẫn cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh nhanh gọn

Trước khi bắt đầu thay tã cho bé, hãy nhớ rằng một số bé có xu hướng tè ngay khi tiếp xúc với không khí. Bằng cách che phủ tương đối nhiều nhất có thể trong quá trình thay tã, bạn sẽ tránh được việc bản thân, bề mặt thay tã và quần áo của bé bị ướt.

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh như sau:

  • Với trẻ chưa biết lật, bé sẽ rất hợp tác khi thay tã. Trước tiên bạn có thể nhấc hai chân của con bằng một tay, dùng tay còn lại đặt một chiếc tã sạch đã mở dưới tã cũ của bé. 
  • Sau khi bạn đã đặt chiếc tã sạch vào đúng vị trí, hãy mở chiếc tã cũ ra. 
  • Gập đôi tã cũ vào dưới mông bé, đồng thời lấy mặt trước (mặt trong) của chiếc tã cũ này để lau mông bé. Làm như vậy thường sẽ loại bỏ một lượng đáng kể phân trước khi bạn lấy khăn lau cho em bé. Nếu tã cũ không quá đầy, việc để tã tự gập lại nhưng vẫn nằm dưới mông của bé tránh phần mông của bé làm bẩn tã mới trước khi bạn lau sạch. Nó cũng có thể dùng để thấm bất kỳ giọt nước tiểu mới nào mà bé tè ra khi bạn đang thay tã, chưa kịp dán bỉm mới. Tiếp theo, lau sạch mông của bé và các khu vực bẩn xung quanh bằng khăn lau trẻ em, khăn giấy ẩm hoặc khăn vải.
  • Lấy tã cũ cùng với khăn lau từ bên dưới mông em bé ra ngoài, tìm một nơi "an toàn" để đặt chúng. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh không khó, nhưng nếu không khéo, chân em bé có thể rơi vào phân. Đó là chưa kể nếu đánh rơi tã và những thứ bên trong xuống sàn nhà thì bạn sẽ có cả mớ hỗn độn phải dọn sau đó.
  • Cố định tã mới bằng cách cân chỉnh để mặt trước của tã nằm chính giữa hai chân, kéo tã sao cho mặt trước và mặt sau tã cao bằng nhau - thường là ngang mức rốn. Dán mặt sau vào mặt trước, đảm bảo không có khoảng hở nào xung quanh hông.
  • Cuối cùng, để ngăn rò rỉ, hãy kiểm tra lại để đảm bảo rằng phần viền xung quanh chân không bị nhét vào trong tã.

Ngoài ra, cách thay tã cho trẻ sơ sinh trai có chút đặc biệt hơn bé gái. Bé trai khi thay tã thường tè ướt người thay tã. Để hạn chế bé tiểu ướt bạn trong quá trình thay tã, bạn nên dùng tay giữ tã hoặc giấy trên dương vật của bé trong suốt quá trình thay. Nếu bé trai mặc tã nhưng vẫn thấy rò nước tiểu ra ngoài, bạn có thể đè nhẹ dương vật của bé xuống dưới trước khi quấn tã lại. 

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.  

Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:

  • Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
  • Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
  • Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
  • Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
  • Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ

Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:

  • 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi vị thành niên (12 - 16 tuổi)
  • Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
  • Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
  • Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
  • Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
  • Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
  • Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn