Khi tập cho bé bú bình cha mẹ cần lưu ý những gì?

24/08/2024
Nội dung chính xem nhanh

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa việc cho bé bú bình và bú mẹ là khi bú bình, bạn có thể biết con bú bao nhiêu. Mặc dù có những hướng dẫn về việc cho con bú bình, nhưng hãy nhớ rằng mỗi em bé là khác nhau, ví dụ như trẻ lớn hơn cần ăn nhiều hơn. Thông thường, trẻ sẽ có những giai đoạn bé phát triển vượt bậc, lúc nào cũng có vẻ đói và những thời điểm bé ăn ít hơn xen kẽ nhau. Con sẽ tự biết cần bao nhiêu để phát triển. Vì vậy, điều bạn cần làm là biết dấu hiệu đói của bé để nhận ra khi nào bé muốn ăn, muốn ăn bao nhiêu và khi nào đã no.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đói

Cho dù bạn đang cho con bú mẹ trực tiếp hay bú bình, bé sẽ đưa ra những dấu hiệu giống nhau mỗi lúc bé đói và khi đã no. 

Khi đói: bắt đầu tìm vú, mút tay, chép miệng, và miệng nút. 

Khi no: nhả núm vú, quay đi và ngủ thiếp đi. Khi lớn hơn, trẻ ngủ ít hơn nên lúc ăn no con sẽ ngước lên và mỉm cười, chơi đùa với bạn. Lúc này, bạn có thể tự tin rằng con đủ no và ngừng cho bé bú bình, đặc biệt nếu bé không bú nữa mà để sữa công thức chảy từ bình ra ngoài. 

Cho trẻ sơ sinh bú bình bao nhiêu là đủ?

Lượng sữa tập cho trẻ bú bình 

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Cũng giống như trẻ bú mẹ, trẻ bú bình có thể ăn ít trong 2 đến 3 ngày đầu tiên sau sinh, thường chỉ khoảng 30–60 mL mỗi lần. 

Sau 2 đến 3 ngày đầu tiên sau sinh, bé có thể ăn 60–90 mL sữa sau mỗi 3 đến 4 giờ. Nhiều bé có thể ngủ từ 4 đến 5 giờ giữa các lần bú bình. Tuy nhiên, bé cần ăn rất nhiều sữa trong tháng đầu đời. Vì vậy nếu bé ngủ trên 5 giờ, không thức dậy thì bạn nên đánh thức con dậy để cho bé bú bình. Bạn cũng có thể cân nhắc gọi con dậy sớm hơn, sau 3 - 4 giờ vào ban ngày để bú; còn ban đêm thì để trẻ ngủ lâu hơn một chút. 

Sau tháng đầu tiên, trẻ có thể bú khoảng 120 mL sữa bình cứ sau mỗi 4 giờ hoặc lâu hơn. Lượng sữa sẽ tăng dần. Đến khi được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ uống 180 –240 mL, 4 hoặc 5 lần một ngày. 

Một cách khác biết trẻ sơ sinh uống bao nhiêu ml sữa công thức là tính theo trọng lượng cơ thể: Đối với mỗi 0,45 kg trọng lượng cơ thể, trẻ sẽ bú 75 mL mỗi ngày. Ví dụ trẻ 3 kg, bú khoảng 3 x 75 ml/0,45 = 500 ml mỗi ngày. 

Mỗi lần đi khám sức khỏe, bé đều được cân đo. Bác sĩ sẽ đánh giá xem sự tăng trưởng phát triển của trẻ có phù hợp với tuổi không. 

Câu hỏi thường gặp khi cho bé bú bình

3 câu hỏi phổ biến nhất về việc cho trẻ bú bình là: 

  • “Trẻ đã bú đủ chưa?”
  • “Trẻ bú có quá nhiều không?”
  • “Khi nào trẻ sẽ không thức dậy vào ban đêm để bú?”

Đối với câu hỏi trẻ có bú quá nhiều không thì hiếm khi trẻ cần nhiều hơn khoảng 210-240 mL mỗi lần bú hoặc hơn 1 lít sữa một ngày. Có thể trẻ thích cảm giác thoải mái khi nút núm vú hơn là đói. 
Đối với câu hỏi khi nào trẻ sẽ kết thúc việc dậy vào ban đêm để bú: hầu hết trẻ sẽ có thể ngủ suốt đêm mà không cần bú trong khoảng từ 2 đến 4 tháng tuổi hoặc khi trẻ nặng hơn khoảng 5,4 kg. Khi này bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái vì cả bé và bạn đều được ngủ xuyên đêm. 

Những điều bạn nên làm khi tập cho bé bú bình

Chọn bình bú phù hợp

Việc chọn bình bú phù hợp cho bé cũng là một thách thức tương tự như khi chọn dòng sữa công thức. Không có khuyến cáo chính thức nào về việc chọn bình của hãng nào là tốt nhất. Bạn nên chọn bình bú có thể tích phù hợp với lượng sữa bé bú mỗi lần và chọn núm vú phù hợp với tháng tuổi của con.

Một số bình sữa trẻ em được làm bằng polycarbonate (PC) hoặc có lớp lót chứa hóa chất bisphenol A (BPA). Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy thay đổi chức năng nội tiết liên quan đến phơi nhiễm BPA và cần có thêm nghiên cứu bổ sung để xác định mức độ phơi nhiễm BPA có thể gây ra tác động tương tự ở người. Vì vậy, cha mẹ cần thận trọng khi chọn bình sữa, hạn chế việc con phải tiếp xúc với BPA:

  • Tránh các bình hoặc hộp đựng bằng nhựa trong suốt có số tái chế 7 và chữ “PC” in trên đó. Nhiều loại có chứa BPA.
  • Cân nhắc sử dụng đồ nhựa không chứa BPA, đã được kiểm định.
  • Sử dụng chai làm bằng nhựa trong suốt (nhựa polyetylen hoặc polypropylen) không chứa BPA. Bạn cũng có thể tìm đồ nhựa có số tái chế 2 hoặc 5.
  • Cân nhắc cho bé bú bình thủy tinh thay thế bình nhựa, nhưng phải cẩn thận vì thủy tinh có thể gây thương tích nếu bị rơi vỡ.

Vì nhiệt có thể giải phóng BPA từ nhựa nên hãy lưu ý:

  • Không đun sôi bình polycarbonate
  • Không hâm nóng bình polycarbonate trong lò vi sóng
  • Không rửa bình polycarbonate trong máy rửa chén

Chọn cách tập cho trẻ bú bình đúng

Cách bú bình cho trẻ sơ sinh quan trọng hơn việc chọn bình sữa hay núm bình. Bạn có thể bế bé ở tư thế nửa đứng, đầu tựa trên khuỷu tay của bạn. Bạn giữ bình sữa sao cho sữa bao phủ hoàn toàn núm vú, như vậy bé không bị nuốt phải không khí. 

Bạn không nên cho bé bú bình khi bé đang nằm ngửa và đầu thấp bằng ngực vì sẽ làm tăng nguy cơ bị nghẹn và nguy cơ sữa chảy vào ống eustache, có thể dẫn tới viêm tai giữa. 

Trong vài tuần đầu đời, nhiều mẹ cần nhẹ nhàng chạm núm vú vào má của bé để kích thích bé tìm núm vú và bú. 

Khi nào cần khám bác sĩ?

Việc cho bé bú bình hay bú mẹ quá nhiều thường dẫn đến nôn trớ và có thể gây béo phì. Nếu con bạn bú nhiều hơn 210-240 ml mỗi lần bú hoặc hơn 1 lít sữa mỗi ngày, hãy đưa trẻ đi khám tại Nhi khoa Bệnh viện Phương Nam. 

Ngoài ra, nếu đang cho bé bú bình bằng sữa công thức đặc biệt để giải quyết tình trạng bệnh lý, bạn không nên chuyển sang loại sữa công thức khác nếu như chưa có sự tư vấn của bác sĩ. 

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7. 

Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:

  • Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
  • Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
  • Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
  • Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
  • Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ

Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:

  • 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi teen (12 - 16 tuổi)
  • Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
  • Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
  • Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
  • Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
  • Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
  • Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

 

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn