Dậy thì sớm ở bé gái: Điều gì xảy ra và cha mẹ nên làm gì?

23/08/2024
Nội dung chính xem nhanh

Ngày nay, tuổi dậy thì thường bắt đầu sớm hơn, các bé gái thường bắt đầu dậy thì ở độ tuổi từ 8 đến 13 tuổi. Cha mẹ có thể giúp con gái mình định hướng trong thời gian này bằng cách tìm hiểu về những thay đổi sinh lý của cơ thể con và trò chuyện cởi mở cùng con. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này về tình trạng dậy thì sớm ở bé gái để biết cha mẹ nên làm gì?

Những thay đổi về thể chất của bé gái trước khi bước vào tuổi dậy thì

1. Phát triển vú

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái trong hầu hết các trường hợp là sự phát triển của các "nụ" vú, nó có kích thước bằng đồng xu dưới núm vú. Vú có thể phát triển một bên, chồi vú hơi mềm hoặc đau. Vú phát triển không đều và đau nhức là điều hoàn toàn bình thường và tình trạng này có thể cải thiện theo thời gian.

2. Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái là phát triển lông trên cơ thể

Lông thô hơn sẽ bắt đầu mọc ở vùng sinh dục, dưới cánh tay và trên chân. Ở một số bé gái (khoảng 15%), lông mu có thể là dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì và xuất hiện trước khi vú bắt đầu phát triển.

Có nên cạo lông hay không? Khi bước vào tuổi sắp dậy thì, nhiều bé gái bắt đầu tỏ ra thích thú với việc cạo lông chân và nách. Đây là một lựa chọn mang tính cá nhân. Tuy nhiên, trước khi đưa dao cạo cho trẻ, hãy chỉ cho trẻ cách sử dụng đúng và tránh gây kích ứng da cũng như hạn chế vết cắt có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Một số lời khuyên như:

  • Làm ướt da và dùng kem dưỡng da hoặc gel cạo râu: Cạo da khô có thể làm trầy xước và kích ứng. Việc cạo lông dễ dàng nhất là khi da đã ướt. Gel cạo râu, kem dưỡng da hoặc kem cạo râu có tác dụng như một lớp đệm trên da và có thể giúp hạn chế những tổn thương khi cạo lông.
  • Dùng lực ấn nhẹ: Nhấn quá mạnh vào dao cạo có thể làm tróc một phần da. Cẩn thận hơn với vùng da quanh đầu gối và mắt cá chân để tránh làm rách da.
  • Thay dao cạo hoặc lưỡi dao thường xuyên: Lưỡi dao cùn có nhiều khả năng kéo, cạo và gây kích ứng da.
  • Không dùng chung dao cạo: Dùng chung dao cạo có thể lây lan vi khuẩn như tụ cầu vàng và tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Dùng dao cạo điện: Một số dao cạo điện được thiết kế dành riêng cho bé gái. Những thứ này ít có khả năng cắt vào da, mặc dù chúng vẫn có nguy cơ gây kích ứng.

3. Dịch tiết âm đạo

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái là một số trẻ sẽ tiết dịch âm đạo màu trắng hoặc trong suốt, lượng nhỏ đến trung bình, bắt đầu trong khoảng 6-12 tháng trước kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Đây là một phản ứng bình thường đối với lượng hormone estrogen ngày càng tăng trong cơ thể.

4. Chu kỳ kinh nguyệt

Mặc dù các mốc thời gian có thể khác nhau nhưng hầu hết các bé gái đều có kinh nguyệt lần đầu tiên trong vòng 2 – 3 năm sau khi chồi vú phát triển. Độ tuổi trung bình mà các bé gái có kinh lần đầu tiên vào khoảng 12 tuổi.

Kinh nguyệt là một phần bình thường của quá trình dậy thì ở bé gái. Một số trẻ có thể lo lắng về cách giải quyết với kỳ kinh nguyệt đầu tiên của mình vì điều đó có thể xảy ra bất ngờ. Phụ huynh nên cung cấp đồ dùng (băng vệ sinh) cho tủ đựng đồ hoặc ba lô của trẻ và hướng dẫn cho trẻ cách sử dụng. Nếu cần thiết hãy hướng dẫn trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ ở phòng y tế của trường.

Trong khi, một số trẻ sẽ có máu đỏ tươi trong kỳ kinh đầu tiên, nhưng những cô gái khác có thể chỉ ra máu màu nâu đỏ – cả hai trường hợp đều bình thường. Mặc dù một số trẻ có kinh mỗi tháng một lần nhưng kinh nguyệt có thể không đều trong vài năm đầu do cơ thể cần thời gian thích nghi với những thay đổi sinh lý nhanh chóng. Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể ngắn tới 21 ngày hoặc dài tới 35 ngày. Vì vậy, ngay cả những người có chu kỳ đều đặn cũng có thể không có kinh mỗi tháng.

Đau bụng khi có kinh cũng là hiện tượng phổ biến. Đối với hầu hết mọi người, ibuprofen hoặc naproxen là những loại thuốc tốt nhất để giúp giảm đau bụng kinh. Nếu cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hoặc khiến trẻ phải nghỉ học, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa.

5. Tăng chiều cao

Hầu hết các bé gái đều có sự phát triển vượt bậc ở độ tuổi sớm hơn các bé trai. Tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất thường xảy ra ở các bé gái trong khoảng thời gian từ khi vú bắt đầu phát triển cho đến khoảng 6 tháng trước khi có kinh. Khi một bé gái có kinh lần đầu tiên, sự phát triển của cô ấy đã bắt đầu chậm lại. Hầu hết các bé đều có thể tăng thêm 2,5-5 cm sau khi có kinh, nhưng chiều cao tăng thêm thì hiếm hơn.

6. Hông rộng hơn

Hông của trẻ sẽ rộng hơn và vòng eo của chúng có thể nhỏ hơn.

7. Những thay đổi chung khác

  • Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Điều này có thể liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone trong thời gian này.
  • Mùi cơ thể: Đổ mồ hôi dưới nách và tăng mùi cơ thể cũng là những thay đổi sinh lý bình thường ở tuổi dậy thì. Các bé gái có thể nên bắt đầu sử dụng chất khử mùi và/hoặc chất chống mồ hôi khi bắt đầu dậy thì. Với lượng dầu và mồ hôi tiết ra trên da nhiều hơn, các bé gái ở độ tuổi này có thể bắt đầu muốn tắm hoặc gội đầu thường xuyên hơn.

Một số trường hợp dậy thì sớm ở bé gái hoặc một số trường hợp khác lại dậy thì rất muộn. Hãy cho bé đến khám bác sĩ nhi khoa nếu bạn bắt đầu nhận thấy những thay đổi ở tuổi dậy thì của trẻ trước năm 8 tuổi hoặc nếu con gái bạn không có thay đổi nào về tuổi dậy thì sau năm 13 tuổi.

Những vấn đề phụ huynh thường lo lắng về tình trạng dậy thì sớm ở bé gái

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và những điều cha mẹ nên quan tâm

1. Các bé gái hiện này có kinh nguyệt ở độ tuổi ngày càng trẻ hơn?

Rõ ràng là độ tuổi bắt đầu dậy thì đã giảm trong vòng 150 năm qua. Điều này có thể liên quan đến việc cải thiện chế độ dinh dưỡng. Xu hướng dậy thì trong 40 năm qua chưa rõ ràng. Một số nghiên cứu ở Hoa Kỳ và châu  u cho thấy tuổi dậy thì bắt đầu sớm hơn.

Dậy thì sớm ở bé gái có thể xảy ra ở những trẻ có tiền sử sinh ra rất nhỏ (được gọi là nhỏ theo tuổi thai) và lý do vẫn chưa được biết rõ ràng. Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ dậy thì sớm, một phần vì tế bào mỡ tiết ra hormone kích hoạt quá trình dậy thì trong cơ thể. Nhưng nhìn chung, cần có thêm thông tin và nghiên cứu về tính chính xác của tình trạng này.

2. Tăng cân có phải là một phần của tuổi dậy thì bình thường?

Tăng cân cũng thường gặp ở tuổi dậy thì. Khi trẻ ngày càng cao lên thì việc tăng cân là điều bình thường. Lượng estrogen trong cơ thể tăng lên cũng khiến mỡ tích tụ ở hông và ngực, đồng thời tỷ lệ mỡ tổng thể trên cơ thể cũng tăng lên ở các bé gái khi chúng bước qua tuổi dậy thì.

Tuy nhiên, việc tăng cân nhiều hơn dự kiến ở tuổi dậy thì có thể là một vấn đề đáng lo ngại, và bạn nên cho trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để biết xem liệu mức tăng cân của con bạn có vượt qua các đường phân vị trên biểu đồ tăng trưởng hay chỉ số khối cơ thể (BMI) của trẻ có lớn hơn phân vị thứ 85 hay không. 

Hãy tập thói quen từ sớm cho trẻ về việc ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên để kiểm soát cân nặng.

3. Khi nào nên bắt đầu nói chuyện với con gái về kinh nguyệt?

Nhìn chung, hầu hết các bé gái sẽ có kinh nguyệt trung bình khoảng 2 – 2.5 năm sau khi vú phát triển. Khi trẻ bắt đầu có sự phát triển của chồi vú, đó là cơ hội tuyệt vời để bạn nói nhiều hơn với trẻ về những thay đổi sắp tới của cơ thể.

Bạn hãy nhấn mạnh rằng chu kỳ kinh nguyệt là điều bình thường, là một phần của việc có một cơ thể khỏe mạnh và không có gì phải xấu hổ. Các bé gái có thể cảm thấy lo lắng về những cơn đau bụng kinh hoặc lo lắng rằng các bạn cùng lớp sẽ phát hiện ra. Bạn hãy trấn an và chia sẻ đầy đủ thông tin để giúp trẻ giảm bớt lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt của mình. Hãy giúp trẻ chuẩn bị băng vệ sinh và hướng dẫn chúng cách sử dụng trước khi kỳ kinh đến.

Nói chuyện với trẻ một cách cởi mở, trung thực về tuổi dậy thì cũng như trả lời bất kỳ câu hỏi/thắc mắc nào của trẻ về những thay đổi trong cơ thể. Nếu bạn không thể trả lời tất cả, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa.

4. Khi nào bé gái nên đi khám phụ khoa?

Thanh thiếu niên khỏe mạnh không cần khám phụ khoa cho đến khi 21 tuổi. Trước đây, việc khám phụ khoa hàng năm bằng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung được khuyến khích cho thanh thiếu niên có hoạt động tình dục, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này là không cần thiết.

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung tìm kiếm bằng chứng về tình trạng nhiễm virus u nhú ở người (Human Papilloma Virus), có thể gây ra những thay đổi tiền ung thư và ung thư ở cổ tử cung. Chúng ta ngày càng biết nhiều hơn về HPV trong những năm gần đây, bao gồm cả việc thanh thiếu niên có nhiều khả năng tự khỏi nhiễm trùng HPV mà không cần can thiệp y tế.

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung trước năm 21 tuổi chỉ được khuyến nghị cho những trường hợp rất đặc biệt, chẳng hạn như thanh thiếu niên nhiễm HIV hoặc bị suy giảm miễn dịch.

Khám vùng chậu không được thực hiện thường quy trong chăm sóc sức khỏe định kỳ nhưng có thể cần thiết trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ nếu thanh thiếu niên khi quan hệ tình dục bị đau bụng.

5. Làm cách nào để cha mẹ có thể theo dõi sự phát triển của con nhưng đồng thời vẫn tôn trọng nhu cầu riêng tư của con?

Hãy cho con gái bạn cơ hội để nói về tuổi dậy thì và những thay đổi đi kèm với nó. Nói chuyện cởi mở về tuổi dậy thì có thể giúp ngăn ngừa sự xấu hổ và kỳ thị, đồng thời hãy khuyến khích con gái bạn sẵn sàng nói chuyện với bạn nhiều hơn về những gì trẻ đang trải qua.

Tuy nhiên, một số trẻ chỉ đơn giản là không muốn nói chuyện với cha mẹ về những vấn đề này, và điều đó cũng không sao cả. Hãy cho con gái bạn biết rằng bạn luôn sẵn sàng nếu con có bất kỳ câu hỏi nào và con có quyền tìm hiểu dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy bao gồm sách và chương trình giáo dục sức khỏe phù hợp ở trường.

Nếu bạn có những lo lắng cụ thể về sự phát triển của con bạn trong tuổi dậy thì hay chưa hiểu rõ về dậy thì sớm ở bé gái, bác sĩ Nội tiết Nhi khoa Bệnh viện Phương Nam sẽ sẵn lòng giải quyết những vấn đề đó với bạn và con gái bạn.

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.  

Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:

  • Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
  • Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
  • Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
  • Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
  • Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ

Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:

  • 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi teen (12 - 16 tuổi)
  • Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
  • Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
  • Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
  • Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
  • Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
  • Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em

Hãy nhớ rằng nói về tuổi dậy thì không nên chỉ nói một lần. Các thông tin quan trọng cần được chia sẻ trong các buổi trò chuyện, bao gồm: cách ngăn ngừa nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và cách phòng ngừa mang thai. Thông tin được chia sẻ trong các cuộc trò chuyện có thể từng chút một nhưng sẽ giúp mở ra cơ hội giao tiếp liên tục để con gái bạn có thể đặt câu hỏi và bớt lo lắng.

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

 

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn