Hiện nay vẫn chưa nhiều cha mẹ biết rõ thông tin về kim loại nặng được tìm thấy trong thức ăn trẻ em. Thực phẩm nhiễm kim loại nặng ngày càng nhiều trên thị trường và chúng có thể gây hại cho cơ thể.
Dưới đây là một số thông tin từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ về nguy cơ trẻ nhỏ phải tiếp xúc với kim loại độc hại trong thức ăn và cách giúp giảm thiểu nguy cơ đó.
Thực phẩm nhiễm kim loại nặng có gây hại cho trẻ không?
Cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với kim loại nặng có trong thức ăn. Bởi vì, tiếp xúc với kim loại nặng có thể gây hại cho bộ não đang phát triển của bé. Từ đó, nó ảnh hưởng đến vấn đề học tập, nhận thức và hành vi của trẻ.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nhiều yếu tố khác như yếu tố di truyền, xã hội và môi trường sống cũng ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của não bộ và việc tiếp xúc với kim loại nặng độc hại chỉ là một trong những yếu tố này.
Kim loại nặng xâm nhập vào thức ăn như thế nào?
Kim loại được tìm thấy trong lớp vỏ Trái đất. Chúng được thải vào môi trường khi ô nhiễm, xâm nhập vào nước và đất (nước và đất được sử dụng để trồng cây, tạo ra thực phẩm). Kim loại cũng có thể xâm nhập vào thực phẩm từ quá trình sản xuất và đóng gói những thức ăn này.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ, các kim loại phổ biến có trong thực phẩm bao gồm asen vô cơ, chì, cadmium và thủy ngân.
Cách hạn chế trẻ sử dụng thực phẩm nhiễm kim loại nặng
Bảo vệ trẻ khỏi thực phẩm nhiễm kim loại nặng
Việc đưa ra các quy định chặt chẽ về kiểm tra kim loại nặng có trong thực phẩm dành cho trẻ là điều quan trọng nhất. Nhưng cha mẹ có thể thực hiện các cách sau để giảm nguy cơ tiếp xúc với thực phẩm nhiễm kim loại nặng và các nguồn kim loại nặng khác không phải là thực phẩm:
Cho bé ăn nhiều loại thực phẩm
Cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại trái cây, rau củ (được rửa sạch bằng nước trước khi chế biến), ngũ cốc và thịt. Việc ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm lành mạnh có thể giúp trẻ hạn chế nạp vào những thực phẩm nhiễm kim loại nặng.
Chọn ngũ cốc cho trẻ
Ngũ cốc là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ. Tuy nhiên, hãy nhớ:
- Con không nhất thiết phải ăn món ăn từ gạo đầu tiên hoặc chỉ ăn duy nhất gạo. Bởi vì, lúa có xu hướng hấp thụ nhiều asen từ nước ngầm hơn các loại cây trồng khác. Bạn có thể thay đổi nhiều loại ngũ cốc trong chế độ ăn của bé, bao gồm yến mạch, lúa mạch, diêm mạch, lúa mì hoặc ngũ cốc gồm nhiều loại hạt.
- Cố gắng tránh sử dụng sữa gạo và xi-rô gạo lứt vì đôi khi những sản phẩm này có sử dụng chất tạo ngọt.
- Nếu chọn ăn gạo, bạn nên lưu ý rằng gạo lứt là loại gạo có chứa hàm lượng thạch tín cao nhất; gạo Basmati trắng và gạo Sushi có hàm lượng thạch tín thấp hơn. Khi vo gạo lần đầu, hãy vo sạch gạo và đổ nước vo gạo, sau đó mới nấu.
Kiểm tra nguồn nước
Kim loại nặng có thể xâm nhập vào nguồn nước: ví dụ thạch tín có thể làm ô nhiễm nước giếng; các đường ống dẫn nước cũ có thể chứa chì. Bạn có thể liên hệ với đơn vị uy tín để kiểm tra nước đang sử dụng nếu nghi ngờ nhiễm kim loại nặng. Bạn cũng có thể tìm mua loại máy lọc nước có chức năng giúp giảm hàm lượng kim loại nặng có trong nước máy.
Cho con bú nếu có thể
Nuôi con bằng sữa mẹ, thay vì bú sữa công thức, cũng là cách giúp trẻ giảm tiếp xúc với các kim loại độc hại. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ Chức Y tế Thế Giới khuyến nghị nuôi con bằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé trong 6 tháng đầu.
Tránh uống nước trái cây
Nên cho trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ ăn trái cây cắt lát hoặc xay nhuyễn thay vì uống nước trái cây. Một số loại nước ép trái cây có thể là nguồn thực phẩm nhiễm kim loại nặng, vì chứa hàm lượng kim loại nặng đáng lo ngại. Thêm vào đó, nước ép trái cây có nhiều đường và không giàu chất dinh dưỡng như trái cây nguyên quả.
Chọn loại cá có lợi cho sức khỏe
Có thể bạn không ngờ nhưng thực phẩm nhiễm kim loại nặng đôi khi lại là món cá tưởng chừng như lành mạnh. Những loại này có thể chứa nhiều thủy ngân và các kim loại nặng khác, đặc biệt là các loài cá săn mồi lớn như cá mập, cá nhám cam, cá kiếm và cá ngừ. Ăn quá nhiều cá bị nhiễm kim loại nặng sẽ gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của trẻ. Nhưng cá cũng là một nguồn protein tuyệt vời dành cho các bé. Bạn nên chọn loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp, tốt cho sức khỏe như cá hồi, cá tuyết.
Sự đa dạng món ăn cũng rất quan trọng đối trẻ
Có nhiều lợi ích khi tự chế biến thức ăn tươi cho trẻ tại nhà như tiết kiệm chi phí, tránh các kim loại nặng và chất gây hại tiềm ẩn cho bé từ quá trình chế biến hoặc đóng gói, tự chọn được nguyên liệu tươi ngon. Khi mua thức ăn chế biến sẵn cho bé, bạn cũng nên chọn món ăn đa dạng cho bé.
Tránh sử dụng các vật liệu làm từ chì và tránh cho trẻ tiếp xúc với các vật liệu chứa chì
Không chỉ thực phẩm nhiễm kim loại nặng mà đồ dùng cũng có thể. Nguồn phơi nhiễm chì phổ biến nhất là do trẻ đưa tay lên miệng sau khi tiếp xúc với những mảng bong tróc hoặc sứt mẻ sơn từ những ngôi nhà cũ. Một số mỹ phẩm và gia vị, chén bát, đồ chơi nhiều màu sắc, nước cũng chứa chì. Nên tránh cho trẻ tiếp xúc với những vật dụng này.
Không hút thuốc
Hít phải khói thuốc thụ động, gồm thuốc lá thông thường và thuốc lá điện tử, có thể khiến trẻ em tiếp xúc với các kim loại như cadmium (cadmium là kim loại cực độc, thậm chí với nồng độ thấp) và chì. Hút thuốc lá điện tử làm cho các kim loại độc hại có từ cuộn dây kim loại bay vào không khí và người xung quanh bị hít vào. Cuộn dây này là phụ kiện để đốt nóng miếng tinh dầu ở dạng lỏng thành dạng hơi hình thành khói. Khói thuốc thụ động cũng chứa các hóa chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Chọn thực phẩm hữu cơ có tốt hơn cho trẻ không?
Thực phẩm hữu cơ có thể có hàm lượng thuốc trừ sâu và các hóa chất khác thấp hơn. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng chúng vẫn là thực phẩm nhiễm kim loại nặng. Vì kim loại nặng được tìm thấy trong đất hoặc bị nhiễm vào thực phẩm quá trình chế biến nên đồ hữu cơ cũng có thể chứa hàm lượng kim loại nặng tương tự như thực phẩm không hữu cơ.
Trẻ có nên được kiểm tra tiếp xúc với kim loại nặng không?
Bạn không cần phải đưa trẻ đi xét nghiệm kiểm tra tiếp xúc với kim loại nặng. Các xét nghiệm tóc của trẻ để phát hiện tiếp xúc với kim loại độc hại cũng không được khuyến khích vì phương pháp này chưa được khoa học chứng minh và thường cho kết quả không chính xác.
Nhìn chung, bạn sẽ khó lòng loại bỏ hết được thực phẩm nhiễm kim loại nặng ra khỏi bữa ăn của con. Tuy nhiên, hãy hạn chế tối đa có thể bằng những phương pháp kể trên.
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.
Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:
- Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
- Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
- Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
- Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
- Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ
Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:
- 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi vị thành niên (12 - 16 tuổi)
- Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
- Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
- Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
- Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
- Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
- Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em
----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.