Các vấn đề của trẻ sinh non trước và sau xuất viện cha mẹ cần lưu ý

02/12/2024
Nội dung chính xem nhanh

Thai kì bình thường thường kéo dài 37 – 41 tuần, tính từ ngày đầu của kì kinh cuối cùng. Trẻ sinh non là trẻ sinh ra khi tuổi thai nhỏ hơn 37 tuần. Bởi vì trẻ chào đời khi bào thai chưa thực sự phát triển toàn diện nên khi chăm sóc con, cần phải lưu ý đặc biệt đến các vấn đề của trẻ sinh non.

1. Nguyên nhân sinh non là do đâu?

Không phải trong trường hợp nào cũng tìm ra nguyên nhân sinh non, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non cho một thai kì là:

  • Chảy máu từ âm đạo.
  • Những bất thường của tử cung, cổ tử cung.
  • Thai kì sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn.
  • Nhiễm trùng tử cung hoặc cơ quan khác của cơ thể.
  • Các sang chấn tâm lý.

2. Các vấn đề của trẻ sinh non là gì? 

Trẻ sinh càng non tháng thì càng nhẹ cân, càng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe sau sinh, với các mức độ khác nhau tùy từng trẻ.

Khi trẻ còn trong tử cung mẹ, các cơ quan sẽ phát triển bình thường cho đến 41 tuần tuổi thai. Các vấn đề của trẻ sinh non có rất nhiều, do bộ phận của cơ thể trẻ chưa có đủ thời gian để phát triển hoàn chỉnh như những trẻ đủ tháng.

Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sinh non bao gồm:

2.1. Điều hòa thân nhiệt 

Do dự trữ năng lượng kém, lớp mỡ dưới da ít nên khả năng ổn định thân nhiệt kém, trẻ dễ bị mất nhiệt hoặc tăng thân nhiệt. Sau khi sinh, một số trẻ cần được giữ ấm bằng chăn hoặc nằm lồng ấp.

2.2. Các vấn đề của trẻ sinh non về hô hấp

Phổi trẻ chưa trưởng thành về cấu trúc và chức năng để trẻ có thể thở bình thường sau sinh nên trẻ thở yếu không hiệu quả, hoặc ngưng thở, hoặc khả năng trao đổi khí kém.

Hội chứng suy hô hấp cấp do thiếu surfactant là bệnh hay gặp ở trẻ sinh non, đặc biệt ở trẻ sinh cực non trước 28 tuần. Surfactant là chất hoạt động bề mặt giúp phế nang luôn mở để dễ dàng trao đổi khí. Khi trẻ sinh càng non, chất surfactant càng ít gây nên xẹp phế nang tiến triển và suy hô hấp ngày càng nặng nếu không được điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ cho trẻ thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) sớm. Đôi khi quá nặng, trẻ cần được thở máy và điều trị surfactant thay thế nếu có chỉ định.

Cần điều trị kịp thời các vấn đề của trẻ sinh non về hô hấp

2.3. Các vấn đề của trẻ sinh non về tim

Ống động mạch là một mạch máu tồn tại trong thời kì bào thai và sẽ đóng sau khi trẻ sinh ra. Ở một số trẻ non tháng, ống động mạch này không đóng, gây nên tình trạng rối loạn huyết động học và có thể cần điều trị. 

Bên cạnh đó, trẻ sinh cực non (nhất là những trẻ có nhiều biến chứng nặng hoặc phải giúp thở bằng máy) cũng thường gặp tình trạng huyết áp thấp hay còn gọi là hạ huyết áp hệ thống. 

2.4. Nhiễm trùng huyết 

Một trong các vấn đề của trẻ sinh non rất nguy hiểm là nhiễm trùng huyết. Trẻ sinh càng non tháng càng dễ nhiễm trùng do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh và nhiều yếu tố nguy cơ khác như phải sử dụng nhiều dụng cụ xâm lấn như thở máy, truyền dịch, nằm viện kéo dài. 

Không có biện pháp nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn nhiễm trùng huyết. Bệnh viện và nhân viên y tế luôn tuân thủ các biện pháp để phòng ngừa và theo dõi sát tình trạng trẻ khi có nhiễm trùng huyết xảy đến. 

Nhiễm trùng huyết cần phải điều trị kháng sinh kịp thời. Nếu nhiễm trùng quá nặng hoặc không xử trí kịp có thể dẫn đến tử vong cho trẻ.

2.5. Các vấn đề của trẻ sinh non về tiêu hóa

Một số trẻ non tháng gặp phải vấn đề về tiêu hóa như: bú yếu hoặc chưa có phản xạ bú, nuốt, ọc sữa, tiêu chảy, tiêu máu, viêm ruột. Tùy vào mức độ sinh non mà chức năng tiêu hóa của trẻ có thể dần trưởng thành theo thời gian hoặc cần được điều trị thêm. 

Trong số các vấn đề của trẻ sinh non ở hệ tiêu hóa thì chứng viêm ruột hoại tử là biến chứng nặng. Khi tình trạng ruột viêm nặng, có thể gây hoại tử ruột, cần thiết phải điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.

2.6. Xuất huyết não và nhuyễn hóa chất trắng quanh não thất

Trẻ sinh non có nguy cơ bị xuất huyết não, nhiều nhất trong vài ngày đầu sau sinh. Trẻ sinh non sẽ được theo dõi và siêu âm não để tầm soát vấn đề này sau sinh. Ngoài ra siêu âm cũng có thể giúp phát hiện chứng nhuyễn hóa chất trắng quanh các não thất. 

Về não bộ, các vấn đề của trẻ sinh non ở mức độ nhẹ có thể tự hồi phục, mức độ nặng có thể để lại di chứng về sau như rối loạn vận động hoặc bại não.

2.7. Tăng hay hạ đường huyết

Bởi vì khả năng chuyển hóa, hấp thu và dự trữ của cơ thể kém cùng nhiều yếu tố nguy cơ khác đi kèm, trẻ rất dễ bị hạ đường huyết sau sinh.

2.8. Vàng da

Do cơ thể chưa trưởng thành, khả năng đào thải bilirubin (chất gây nên vàng da) kém nên trẻ sinh non có nguy cơ vàng da sau sinh cao hơn so với trẻ đủ tháng. Trong các vấn đề của trẻ sinh non, vàng da tưởng chừng là nhẹ nhất nhưng nếu vàng da nặng có thể gây tổn thương não và các cơ quan khác.

3. Điều trị các vấn đề của trẻ sinh non như thế nào?

Tùy thuộc vào tuổi thai, cân nặng và các vấn đề sức khỏe sau sinh, trẻ có thể cần chăm sóc tại đơn vị chăm sóc tăng cường sơ sinh và áp dụng một số biện pháp như: 

  • Thở máy.
  • Thở áp lực dương qua mũi ( NCPAP), thở oxy.
  • Bơm surfactant vào phổi, surfactant là chất giúp duy trì phế nang mở để giúp trao đổi khí của phổi tốt hơn.
  • Nuôi ăn bằng ống thông dạ dày.
  • Nuôi ăn đường tĩnh mạch.
  • Dùng thuốc hỗ trợ và điều trị các biến chứng của sinh non.
  • Phẫu thuật khi có các vấn đề liên quan đến bệnh lý ngoại khoa.
  • Chiếu đèn điều trị vàng da.

Điều trị đặc biệt cho các vấn đề của trẻ sinh non

4. Các vấn đề của trẻ sinh non có để lại di chứng lâu dài không?

Thật không may, một số trẻ sinh non sẽ mang theo một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe về sau này. Trẻ sinh càng non tháng thì càng nhiều nguy cơ di chứng lâu dài. Một số di chứng đó là:

  • Bại não: Đây là một rối loạn về não làm cho trẻ khó kiểm soát vận động và thăng bằng. Trẻ bại não cần được theo dõi và tập vật lý trị liệu vận động sau khi xuất viện. Cũng không phải tất cả trẻ sinh non đều bị bệnh bại não nhưng sẽ hay gặp hiện tượng co cứng hoặc rối loạn phản xạ. 

Tập vật lý trị liệu cho trẻ bại não

  • Các vấn đề của trẻ sinh non về thị giác: Một số trẻ sinh non dưới 34 tuần thường gặp vấn đề về thị lực và các tật khúc xạ. Những trẻ cực non hoặc thở oxy kéo dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh võng mạc. Nếu không được chữa trị, khả năng nhìn của trẻ về sau bị ảnh hưởng. Vì vậy, trẻ sinh non nên được khám mắt theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời những vấn đề về thị lực nếu có 
  • Vấn đề phát triển trí não: Không ít trẻ sinh non khi lớn lên gặp khó khăn trong việc tư duy, học tập hoặc ghi nhớ. Trẻ cũng có thể mắc các rối loạn trí não khác như tăng động, giảm chú ý, học tập kém, giảm khả năng giao tiếp và hòa nhập xã hội. Cha mẹ cần chú ý và theo dõi nhằm phát hiện kịp thời và can thiệp điều trị thích hợp.
  • Chậm phát triển: Trẻ sinh thiếu tháng thường có xu hướng thấp hơn và nhẹ cân hơn so với trẻ đủ tháng bình thường.
  • Đề kháng: Trẻ sinh non cũng dễ bị bệnh hơn trẻ đủ tháng trong quá trình phát triển về sau, dù khi đã trưởng thành.

Nếu cha mẹ còn nhiều lo lắng về các vấn đề của trẻ sinh non hoặc chưa tự tin trong cách chăm sóc con, có thể đưa con tới khám tại khoa Nhi - Sơ sinh của bệnh viện Phương Nam. Tại đây, các bác sĩ Nhi khoa giàu kinh nghiệm sẽ theo dõi, phát hiện và điều trị những bất thường cho con; đồng thời cùng đồng hành với cha mẹ trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.  

Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:

  • Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
  • Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
  • Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
  • Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
  • Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ

Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:

  • 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi vị thành niên (12 - 16 tuổi)
  • Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
  • Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
  • Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
  • Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
  • Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
  • Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn