Các vấn đề của trẻ sinh non trước và sau xuất viện luôn nhiều hơn những trẻ sinh đủ tháng. Điều này khiến cho ba mẹ và người thân gặp nhiều băn khoăn và lo lắng. Vậy những vấn đề đó là gì, cần chăm sóc trẻ như thế nào để tốt nhất cho con?
1. Khi nào trẻ sinh non được xuất viện?
Em bé được xuất viện khi các vấn đề bệnh lý của trẻ sinh non đã ổn định và:
- Trẻ có thể ổn định thân nhiệt với nhiệt độ phòng.
- Trẻ không bị ngưng thở và không cần hỗ trợ hô hấp. Một số trẻ bị loạn sản phế quản phổi còn lệ thuộc oxy vẫn có thể xuất viện và thở oxy tại nhà nếu gia đình có khả năng chăm sóc và theo dõi.
- Trẻ có khả năng ăn sữa với lượng đủ để tăng trưởng và phát triển, đồng thời lên cân ổn định trong vài ngày trước đó.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn gia đình cách chăm sóc theo dõi trẻ tại nhà và lịch tái khám. Khi ba mẹ còn lo lắng về các vấn đề của trẻ sinh non trước và sau xuất viện, hoặc chưa đủ tự tin chăm sóc trẻ, ba mẹ nên tập luyện trong thời gian còn ở bệnh viện. Hãy tập cho trẻ bú và hỏi lại nhân viên y tế cách theo dõi các vấn đề khác của trẻ như dinh dưỡng, hô hấp, ổn định thân nhiệt...
2. Các vấn đề của trẻ sinh non trước và sau xuất viện có ảnh hưởng gì tới việc chăm sóc trẻ?
Trẻ sinh non cần được chăm sóc đặc biệt trước và sau xuất viện
2.1. Lưu ý trong sinh hoạt của trẻ
Trẻ sinh non cần được chăm sóc tỉ mỉ hơn trong sinh hoạt hằng ngày. Ba mẹ nên lưu ý những điều sau đây:
- Mặc quần áo cho trẻ với kích thước phù hợp và vải mềm, giữ ấm cho ngực vì trẻ thường nhẹ cân hơn trẻ sơ sinh đủ tháng.
- Nhiệt độ và độ ẩm trong phòng có thể cài đặt giống với trẻ sơ sinh đủ tháng. Nhiệt độ phòng khoảng 25 – 26 độ, độ ẩm 40 – 60% là phù hợp. Bạn có thể bật điều hòa vào mùa nóng nhưng lưu ý vệ sinh máy điều hòa trước khi đón trẻ về. Khi thời tiết mát mẻ hơn, bạn nên mở cửa phòng cho thông thoáng.
- Hạn chế người ngoài và trẻ nhỏ (kể cả anh chị của trẻ) thăm nom hay tiếp xúc gần. Điều này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh do vi khuẩn hoặc vi rút. Nếu người chăm sóc trẻ đang bệnh như ho sốt hoặc tiêu chảy cũng nên tạm thời cách ly với con.
- Khi cho trẻ di chuyển (như từ bệnh viện về nhà hoặc đến bệnh viện thăm khám), nên cho trẻ nằm trên ghế có lót khăn giống hình cái kén tằm hoặc có ghế ngồi xe hơi riêng. Điều này đảm bảo tư thế cổ trung gian, không gập cổ hoặc ngửa cổ quá mức.
2.2. Dinh dưỡng và phát triển của trẻ sơ sinh
Một trong các vấn đề của trẻ sinh non trước và sau xuất viện là khó khăn về bú và nuốt. Dinh dưỡng đường miệng có thể không đủ nhu cầu cho sự phát triển của con.
Một số trẻ có thể bị trào ngược dạ dày thực quản, hay bị trớ sữa hoặc ói. Đặc biệt, trào ngược bệnh lý có thể ảnh hưởng giấc ngủ, gây viêm thực quản hoặc khiến con không tăng cân.
Khi tái khám bác sĩ sẽ đánh giá thêm các chỉ số gồm phát triển cân nặng, chiều cao và vòng đầu. Trong đó, cần theo dõi định kỳ chỉ số cân nặng và vòng đầu. Điều này rất quan trọng trong việc bắt kịp sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Với trẻ sinh non, hoạt động đánh giá tăng trưởng và phát triển của trẻ cần căn cứ theo tuổi hiệu chỉnh. Ví dụ: Trẻ sinh non 28 tuần (thiếu 12 tuần), hiện tại đến khám trẻ được 4 tháng tuổi sau sinh, như vậy tuổi hiệu chỉnh của trẻ khoảng 1 tháng tuổi. Thông thường một trẻ sinh cực non phải cần đến 2 - 3 năm sau mới bắt kịp trẻ sinh đủ tháng.
2.3. Các vấn đề của trẻ sinh non trước và sau xuất viện về hô hấp và tim mạch
Theo dõi, điều trị những nguy cơ về hô hấp và tim mạch cho trẻ sinh non
Trẻ sinh non có nguy cơ viêm phổi cao hơn trẻ đủ tháng. Các trẻ sinh cực non, nằm viện kéo dài và có thở oxy hoặc thở máy dễ mắc bệnh phổi mạn tính của trẻ sinh non (là tình trạng phát triển xơ hóa bất thường của phế quản phổi).
Một số trẻ còn tồn tại ống động mạch (ống có ở thời kỳ bào thai và sẽ mất đi sau khi chào đời nếu trẻ sinh đủ tháng), hoặc các tật tim bẩm sinh khác cần được kiểm tra và theo dõi.
2.4. Phát triển thần kinh và vận động của trẻ sinh non
Não bộ bị ảnh hưởng cũng là một trong các vấn đề của trẻ sinh non trước và sau xuất viện cần được lưu tâm. Trẻ sinh thiếu tháng có thể gặp phải những di chứng về thần kinh và phát triển vận động, thậm chí để lại di chứng bại não về sau. Vì vậy, trẻ cần được theo dõi và điều trị trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, hiện tượng co cứng cơ hoặc căng cơ, hoặc bất thường về phản xạ, xảy ra khá phổ biến ở những em bé sinh non và tiếp diễn đến cho đến khi con được 1 tuổi. Trong thời gian nằm viện, hoặc sau xuất viện, nếu trẻ bị xuất huyết não hoặc nhuyễn hóa chất trắng quanh não thất cũng có nguy cơ bại não.
Các trẻ có di chứng về thần kinh nên được thăm khám với bác sĩ thần kinh nhi và chuyên gia vật lý trị liệu nhằm mục đích:
- Khi con gặp bất thường về vận động cơ, căng cơ hoặc co cứng bất thường sẽ cần hỗ trợ vật lý trị liệu để có thể phát triển bình thường sớm hơn.
- Tập vật lý trị liệu phòng ngừa cũng giúp hạn chế các tiến triển bất thường đó về sau này.
- Theo từng giai đoạn, việc tập vật lý trị liệu vận động sớm cũng giúp trẻ phát triển các vấn đề khác như phản xạ, giao tiếp, hành vi và nhận thức vì não trẻ em có khả năng phục hồi rất tốt.
- Một số trẻ sẽ chậm phát triển về giao tiếp hoặc bị tăng động giảm chú ý. Do đó, việc đánh giá các vấn đề của trẻ sinh non trước và sau xuất viện theo từng giai đoạn cũng giúp gia đình phát hiện bất thường ở trẻ, từ đó can thiệp và hỗ trợ trẻ kịp thời.
2.5. Các vấn đề của trẻ sinh non trước và sau xuất viện về thính lực
Khoảng 6 – 8 % trẻ sinh non có khiếm khuyết về thính lực do nằm viện kéo dài kèm theo nhiều bệnh lý phức tạp trên cơ địa sinh non. Trẻ cần được theo dõi và đo thính lực theo hẹn. Trẻ sinh càng non và bệnh nặng kết hợp, nguy cơ gặp vấn đề về thính lực càng cao. Nếu bất thường này không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và nhận thức của con, gây chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển các kỹ năng xã hội.
2.6. Bệnh lý võng mạc và tật khúc xạ
Trẻ sinh non có nguy cơ bệnh lý võng mạc, nếu tiến triển nặng sẽ gây mù lòa, cần theo dõi và điều trị kịp thời. Một số trẻ có thể mắc các tật khúc xạ như loạn thị, cận thị, nhược thị hoặc do khiếm khuyết trung ương… cũng được theo dõi và đo thị lực theo hẹn với bác sĩ nhãn khoa, khám lại lúc 9 tháng và sau 2 tuổi.
2.7. Lưu ý đặc biệt khi tiêm ngừa
Tiêm ngừa cho trẻ sinh non có sự khác biệt so với trẻ sinh đủ tháng
Các vấn đề của trẻ sinh non trước và sau xuất viện về tiêm ngừa cũng khiến nhiều ba mẹ lúng túng, bao gồm nguy cơ bệnh tật cao hơn trẻ đủ tháng, hệ miễn dịch kém, giai đoạn mới sinh nằm viện kéo dài, thường trễ hẹn lịch tiêm ngừa. Những em bé chào đời sớm hơn dự kiến cần được theo dõi và tiêm ngừa đúng đủ.
Vaccine BCG ngừa lao có thể bị hoãn lại do phải nằm viện vì bệnh lý, nhưng cần tiêm sớm trong lần tái khám đầu tiên sau xuất viện (khoảng sau 34 tuần tuổi hiệu chỉnh). Một số trẻ lại phải lùi lịch tiêm vaccine viêm gan B vì cân nặng dưới 2000g, nhưng nếu người mẹ bị viêm gan siêu vi B thì vẫn sẽ tiêm sớm cho con trong ngày đầu tiên sau sinh. Các vaccine khác được tiêm theo lịch trình theo tuổi sau sinh giống như trẻ đủ tháng.
3. Phòng khám trẻ sinh non tại Bệnh viện Phương Nam
Phòng khám trẻ sơ sinh và trẻ sinh non tại Bệnh viện Phương Nam, do các bác sĩ sơ sinh có kinh nghiệm phụ trách, thăm khám theo lịch trình trẻ sơ sinh, đặc biệt là sơ sinh sinh non và sơ sinh nguy cơ cao sau xuất viện.
Đối với trẻ sinh non tái khám sau xuất viện, rất nhiều vấn đề của trẻ sẽ được kiểm tra, đánh giá và tiếp tục theo dõi. Cụ thể như sau:
- Vấn đề quan trọng nhất là sự tăng trưởng và phát triển có tốt, có phù hợp trong vòng 6 tháng đến 12 tháng sau sinh không.
- Các vấn đề bệnh và biến chứng sinh non trong lịch sử trước đây được đánh giá lại và xem xét tiến triển thuận lợi hay không.
- Bác sĩ hỗ trợ ba mẹ chăm sóc và theo dõi trẻ với mục tiêu lấy gia đình làm trung tâm.
- Một số vấn đề khác của trẻ như thị lực, thính lực, thần kinh, vận động, tiêm chủng cần được đánh giá lại và giới thiệu thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa liên quan nếu cần thiết.
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam
Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.
Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:
- Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
- Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
- Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
- Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
- Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ
Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:
- 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi vị thành niên (12 - 16 tuổi)
- Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
- Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
- Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
- Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
- Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
- Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em
----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.