Bé 6 tháng tuổi: Cột mốc quan trọng cho sự phát triển toàn diện

24/02/2025
Nội dung chính xem nhanh

Giai đoạn 6 tháng tuổi là một mốc thời gian rất quan trọng trong quá trình phát triển của bé vì đây là thời điểm mà bé phát triển rất nhanh, cả về thể chất lẫn nhận thức. Mỗi cột mốc đạt được trong giai đoạn này không chỉ phản ánh sự trưởng thành về mặt sinh lý mà còn là nền tảng cho những bước tiến sau này trong sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của bé khi lớn lên.

Những cột mốc phát triển của bé 6 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, hầu hết các bé đều có thể: 

Các mốc phát triển về cảm xúc:

  • Nhận biết được người quen
  • Thích nhìn bản thân trong gương
  • Cười lớn.

Các mốc phát triển về giao tiếp:

  • Luân phiên phát ra tiếng với bạn
  • Thè lưỡi ra và thổi “phì phì”
  • Tạo tiếng rít.

Các mốc phát triển về nhận thức:

  • Cho mọi thứ vào miệng để tìm hiểu
  • Vươn tay ra để nắm lấy đồ chơi bé muốn
  • Ngậm miệng để cho thấy bé không muốn ăn thêm.

Các mốc phát triển về thể chất:

  • Lật người từ nằm sấp sang nằm ngửa
  • Dùng cánh tay đẩy người lên khi nằm sấp
  • Dùng hai bàn tay để tự đỡ thân mình khi ngồi.

Những điều quan trọng cần lưu ý khi đưa bé thăm khám với bác sĩ?

Bạn là người đồng hành cùng với bé ngay từ những tháng ngày đầu tiên nên cũng sẽ là người hiểu rõ con mình nhất. Hãy đưa bé đến thăm khám với bác sĩ Nhi khoa càng sớm càng tốt nếu có bất kỳ vấn đề nào hay bạn có lo ngại gì về tình trạng phát triển của bé. Đừng chờ đợi đến khi bé không đạt một hoặc nhiều mốc phát triển như bình thường, hoặc mất đi những kỹ năng đã có thì mới đến thăm khám.

Hãy trao đổi với bác sĩ Nhi, chia sẻ mối lo ngại của bạn và hỏi về việc khám sàng lọc sự phát triển của bé nếu cần. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ Nhi về:

  • Một vài thứ mà bạn và bé cùng làm với nhau?
  • Một vài thứ mà bé thích làm?
  • Có bất kỳ thứ gì bé làm hoặc không làm khiến bạn lo ngại không? 
  • Bé có mất bất kỳ kỹ năng nào mà trước đây đã từng có được hay không? 
  • Bé có bất kỳ nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt nào không hoặc bé có bị sinh non hay không? 

Mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau, có bé phát triển nhanh hơn, có bé chậm hơn. Nếu có bất kỳ lo lắng nào về sự phát triển của bé, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ Nhi khoa.

Nếu bạn hoặc bác sĩ Nhi khoa vẫn còn lo ngại thì hãy yêu cầu được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá kỹ hơn về tình trạng sức khỏe của bé.

Cha mẹ nên đồng hành cùng bé 6 tháng tuổi như thế nào?

Với vai trò là người thầy đầu tiên của bé, bạn có cơ hội tuyệt vời để hỗ trợ bé phát triển trí tuệ một cách tối ưu. Hãy cùng khám phá những hoạt động và lời khuyên đơn giản dưới đây để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bé 6 tháng tuổi:

  • Chơi trò luân phiên cười, nói với bé. Khi bé cười thì bạn cũng cười; khi bé phát ra tiếng thì bạn hãy bắt chước bé. Trò chơi này sẽ giúp bé học cách giao tiếp xã hội. 
  • “Đọc” cho bé nghe mỗi ngày bằng cách cho bé nhìn các hình ảnh nhiều màu sắc trong tạp chí hoặc sách và nói cho bé nghe về chúng. Phản ứng với bé khi bé bập bẹ và cũng “đọc”. Ví dụ: nếu bé phát ra tiếng thì bạn hãy nói “Đúng rồi, đó là chú chó!”.
  • Chỉ ra những thứ mới mẻ cho bé và gọi tên chúng. Ví dụ: khi đưa bé đi dạo, hãy chỉ vào ô tô, cây cối và các con vật rồi gọi tên chúng cho bé biết.
  • Hát cho bé nghe và bật nhạc. Hoạt động này sẽ giúp bé phát triển não bộ. 
  • Hạn chế thời gian xem tivi, điện thoại, máy tính bảng,... để trò chuyện video với những người thân yêu. Khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem các loại thiết bị này. Bé cần được học hỏi thông qua trò chuyện, chơi đùa và tương tác trực tiếp với người khác.
  • Khi thấy bé nhìn thứ gì đó, bạn hãy chỉ vào và nói về thứ đó cho bé nghe.
  • Đặt bé nằm sấp hoặc ngửa và đặt đồ chơi ngay ngoài tầm với. Khuyến khích bé lăn qua lăn lại để chạm vào đồ chơi.
  • Tìm cách hiểu được tâm trạng của bé. Nếu bé vui, hãy tiếp tục việc bạn đang làm. Nếu bé không vui, hãy nghỉ một lát và dỗ dành bé.
  • Trao đổi với bác sĩ của bé về thời điểm bắt đầu ăn thức ăn đặc và những loại thực phẩm có nguy cơ gây nghẹn. Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho bé trong giai đoạn này.
  • Biết được khi nào bé đói hoặc no. Chỉ vào đồ ăn, mở miệng hướng về phía thìa hoặc tỏ vẻ hào hứng khi nhìn thấy đồ ăn là những dấu hiệu cho thấy bé đói.
  • Những dấu hiệu khác như đẩy đồ ăn ra xa, ngậm miệng hoặc quay đầu khỏi đồ ăn cho thấy bé đã no.
  • Giúp bé hiểu được là bé có thể dịu xuống bằng cách trò chuyện nhẹ nhàng, bế, đu đưa bé hoặc hát cho bé nghe hoặc cho bé mút ngón tay hay ti giả. Bạn có thể cho bé cầm đồ chơi hoặc thú nhồi bông ưa thích khi bế hoặc đu đưa bé.
  • Bế bé dậy khi bé đang ngồi. Để bé nhìn ngắm xung quanh và đưa đồ chơi cho bé nhìn trong khi bé tập tự giữ thăng bằng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm cách chăm sóc bé tốt hơn, hãy trao đổi với bác sĩ.

Tóm lại, giai đoạn 6 tháng là một mốc quan trọng vì đây là thời điểm bé phát triển rất nhanh, học hỏi và làm quen với rất nhiều khía cạnh của thế giới xung quanh. Cũng chính trong giai đoạn này, những nền tảng đầu tiên cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và cảm xúc của bé được hình thành.

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7. 

Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:

  • Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
  • Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
  • Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
  • Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
  • Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ

Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:

  • 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi),
  • Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi vị thành niên (12 - 16 tuổi)
  • Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
  • Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
  • Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
  • Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
  • Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
  • Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn