Thở bằng miệng tác động như thế nào đến sự phát triển của răng mặt

25/08/2024
Nội dung chính xem nhanh

Thở bằng miệng là một trong những thói quen răng miệng có hại, phổ biến nhất là ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ thở miệng dao động từ 11 đến 56%. Thở bằng miệng không đúng cách có thể dẫn đến sự phát triển răng và hàm mặt bất thường và ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ thống răng mặt. 

Như thế nào được coi là thở bằng miệng?

Thở miệng được xác định khi có 25%−30% lưu lượng không khí đi qua miệng thay vì mũi, thở bằng miệng thường xảy ra do tắc nghẽn đường hô hấp trên làm giảm luồng khí qua mũi và buộc không khí đi vào hoàn toàn hoặc một phần qua đường miệng. Tình trạng này kéo dài có tác động tiêu cực không chỉ đến sự phát triển và chức năng bình thường của phức hợp răng mặt mà còn đến sức khỏe chung của trẻ đang lớn. 

Nguyên nhân gây thở bằng miệng là gì?

Thở bằng miệng có thể do tắc nghẽn ở bất kỳ vị trí nào của đường hô hấp trên. Đường hô hấp trên gồm có khoang mũi, vòm họng, hầu họng và thanh quản. Những phần này không được nâng đỡ bởi các mô cứng nên khi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kích thước, hình dạng và vị trí của các mô xung quanh (chẳng hạn như niêm mạc mũi, vòm họng và amidan), và những thay đổi bệnh lý ở các mô này có thể cản trở đường đi của luồng khí.

Phì đại V.A là nguyên nhân phổ biến nhất gây thở bằng miệng ở trẻ em. V.A là mô bạch huyết ở phía sau vòm họng. V.A phát triển tích cực trong độ tuổi từ 2–6 tuổi và bắt đầu giảm kích thước sau 10 tuổi, còn amidan phát triển tích cực nhất ở độ tuổi 2–5 tuổi. Trong điều kiện sinh lý bình thường chúng teo dần và biến mất ở độ tuổi 14–15 ở phần lớn mọi người. Tuy nhiên, phì đại V.A và amidan bệnh lý không thể teo một cách bình thường. Chúng sẽ làm giảm tiết diện họng và cản trở không khí lưu thông qua đường mũi. Trẻ cần thở bằng miệng hoàn toàn hoặc một phần để có đủ oxy.

Nghẹt mũi cũng là thủ phạm thường gặp khiến trẻ phải thở bằng miệng, bao gồm viêm mũi dị ứng, viêm mũi mãn tính và viêm xoang. Trong những năm gần đây, môi trường và không khí bị ô nhiễm khiến cho nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng trở nên phổ biến hơn. 

Ngoài ra, biến dạng hình thái của mũi ảnh hưởng đến thông khí ở mũi và làm giảm luồng không khí trong mũi, chẳng hạn như lệch vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi, polyp mũi và chấn thương mũi, cũng có thể dẫn đến thở miệng.

Thở bằng miệng có ảnh hưởng như thế nào tới răng hàm mặt?

Dẫn đến sai khớp cắn

Vị trí quen thuộc của các cơ trong và ngoài miệng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng. Trẻ có kiểu thở bình thường giữ môi khép kín để tạo thành khoang miệng kín. Lưỡi được đặt ở vị trí tiếp xúc với vòm miệng và Ở mặt trong của răng hàm trên. Lực cơ cân bằng tác động lên cung răng nằm giữa lưỡi ở phía trong và môi má ở phía ngoài là rất quan trọng giúp cho cung răng hàm trên phát triển bình thường.

A. Phì đại V.A có thể dẫn đến sai khớp cắn loại II với độ chìa quá mức và xương hàm dưới xoay theo hướng xuống dưới và ra sau.

B. Phì đại amiđan có thể dẫn đến hàm dưới nhô ra trước, sai khớp cắn loại III và xu hướng cắn chéo các răng trước.

Sai khớp cắn xuất hiện thường xuyên hơn ở trẻ thở bằng miệng so với trẻ thở bằng mũi. Thở bằng miệng làm mất cân bằng lực cơ, có thể dẫn đến những thay đổi ở miệng và sọ mặt. Cụ thể, trẻ thở bằng miệng có xu hướng đặt lưỡi xuống dưới nên hàm trên mất lực nâng đỡ từ lưỡi, từ đó các cơ môi má chèn ép lên hàm răng trên gây hẹp cung răng cũng như cắn chéo các răng sau. Hàm dưới xoay ra sau và các răng sau mọc lệch quá mức. Do đó, nguy cơ sai khớp cắn, cụ thể là cắn hở sẽ tăng lên. 

Ảnh hưởng tới sự phát triển của hàm mặt

Nhiều nghiên cứu được tiến hành để đánh giá sự ảnh hưởng của việc thở bằng đường miệng đến hàm mặt. Cụ thể như sau:

  • Năm 1981, Harvold và cộng sự đã thực hiện một thí nghiệm hô hấp bằng miệng cổ điển trên khỉ rhesus. Kết quả là khỉ rhesus bị tắc mũi có vị trí của hàm dưới thấp hơn, mặt phẳng hàm dưới dốc hơn và chiều cao khuôn mặt tăng lên.
  • Khi hình thái hàm mặt thay đổi do thở bằng miệng thì môi, lưỡi và hàm dưới cũng phải thay đổi để thích nghi. Điều này tác động thêm đến sự thay đổi của xương. Quan điểm truyền thống cho rằng trẻ thở bằng miệng thường bị nhô hàm trên và lùi hàm dưới, hàm dưới quay xuống dưới và ra sau, tăng chiều cao tầng mặt dưới, môi trên nhô ra, môi khép không kín, cánh mũi nở rộng và vòm khẩu cái sâu. 
  • Xương hàm mặt thay đổi như thế nào cũng tùy thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ phải thở bằng miệng là gì. Chằng hạn như, thở miệng do phì đại amidan thường biểu hiện thiểu sản xương hàm trên và nhô xương hàm dưới.

Tác động xấu tới sức khỏe răng miệng

Khi không khí đi qua miệng, nước bọt sẽ bay hơi và làm giảm độ ẩm trong khoang miệng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thở bằng miệng có liên quan đến:

  • Nguy cơ sâu răng cao hơn. 
  • Sự thay đổi khả năng phòng vệ qua trung gian nước bọt và giảm tác dụng tự làm sạch của nước bọt, dẫn đến tích tụ mảng bám nhanh hơn. 
  • Góp phần vào sự phát triển của bệnh viêm nướu và các bệnh nha chu khác. 
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên, chứng hôi miệng và nghiến răng ở trẻ em. Trong đó, nghiến răng có thể làm trầm trọng thêm chứng rối loạn khớp thái dương hàm và mài mòn quá mức men răng, dẫn đến nguy cơ sai khớp cắn. 

Tuy nhiên, cơ chế tác động của việc thở bằng miệng đến sâu răng, sức khỏe của mô nha chu và khớp thái dương hàm vẫn chưa rõ ràng. 

Khoa Khám bệnh Đa khoa Bệnh viện Phương Nam - Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả gia đình 

Khoa Đa khoa Bệnh viện Phương Nam là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, đa dạng cho mọi lứa tuổi. Với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến trải nghiệm khám chữa bệnh an toàn và chất lượng cao. 
Đặc biệt, với sự dẫn dắt của Thầy thuốc Ưu tú. PGS. TS. BS.Bùi Mạnh Côn, chuyên gia đầu ngành ngoại tổng hợp và bệnh lý gan mật, đã có 40 năm kinh nghiệm, đào tạo nên nhiều thế hệ bác sĩ đa khoa ưu tú. Với sự dẫn dắt của bác sĩ Côn cùng đội ngũ bác sĩ có từ 10-20 năm kinh nghiệm, Đa khoa Bệnh viện Phương Nam phát triển với những mũi nhọn: 

  • Ngoại khoa 
  • Nội khoa 
  • Tiêu hóa 
  • Da liễu 
  • Dinh dưỡng 
  • Tai - Mũi - Họng 
  • Răng hàm mặt 
  • Cấp cứu 24/7 

Bên cạnh dịch vụ y tế chất lượng cao cùng đội ngũ bác sĩ đa khoa hàng đầu, không gian phòng khám, phòng lưu trú tại Bệnh viện Phương Nam được thiết kế thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho khách hàng.

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

 

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn