Đục thủy tinh thể (Cườm khô) - Bạn đã hiểu rõ về bệnh chưa?

07/12/2024
Nội dung chính xem nhanh

Bệnh đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên toàn thế giới. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, gần 20% số người từ 65 tuổi đến 74 tuổi bị đục thủy tinh thể gây suy giảm thị lực. Gần 50% số người trên 75 tuổi bị đục thủy tinh thể. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này trong bài viết ngay sau đây nhé!

Định nghĩa bệnh đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể của mắt bình thường trong suốt nay bị đục. Hầu hết trường hợp, bệnh thường phát triển chậm và không ảnh hưởng đến thị lực ở giai đoạn sớm. Nhưng theo thời gian, đục thủy tinh thể sẽ ảnh hưởng đến thị lực.

Hiện tượng đục có thể xảy ra ở các lớp khác nhau của thủy tinh thể, bao gồm:

  • Nhân trung tâm (đục vùng nhân)
  • Dưới bao sau thủy tinh thể (đục dưới bao sau) - vị trí đục nằm ở điểm giao nhau của tia sáng tới
  • Vỏ thủy tinh thể (đục vỏ) - không gây giảm thị lực.

Triệu chứng bệnh đục thủy tinh thể

Lúc đầu, tình trạng nhìn mờ do đục thủy tinh thể có thể chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ thủy tinh thể. Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ sự mất thị lực nào. Khi đục thủy tinh thể phát triển lớn hơn, nó sẽ che mờ thủy tinh thể nhiều hơn, khiến các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn.

Đục thủy tinh thể thường tiến triển chậm qua nhiều năm. Các triệu chứng có thể là: 

  • Giảm độ nhạy cảm với ánh sáng và gây lóa (quầng màu và hoa mắt, không sợ ánh sáng)
  • Cần nhiều ánh sáng để nhìn rõ
  • Khó phân biệt màu đen và màu xanh tối
  • Nhìn mờ không kèm đau nhức, mức độ mờ phụ thuộc lớp và diện đục
  • Nhìn đôi một mắt hoặc hình ảnh ma hiếm khi xảy ra.

Thị lực nhìn xa giảm trong trường hợp bị đục vùng nhân. Thị lực nhìn gần có thể cải thiện trong giai đoạn đầu do biến đổi chỉ số khúc xạ của thủy tinh thể. Các bệnh nhân bị lão thị có thể tạm thời đọc mà không cần kính (thị lực thứ phát).

Đối với trường hợp đục dưới sau bao, đây là dạng đục thủy tinh thể gây mất độ nhạy với ánh sáng, gây lóa và gây giảm thị lực nhiều hơn khi đồng tử co lại, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng mạnh hoặc khi có đèn của ô tô đi ngược chiều rọi lại.

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể thường xảy ra cùng với quá trình lão hóa do tuổi tác. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Chấn thương (đôi khi gây đục thủy tinh thể muộn)
  • Hút thuốc
  • Béo phì
  • Sử dụng rượu
  • Tiếp xúc với tia X
  • Nhiệt từ tiếp xúc với tia hồng ngoại
  • Bệnh tiểu đường
  • Viêm màng bồ đào
  • Các thuốc dùng đường toàn thân (ví dụ, corticosteroid)
  • Thiếu dinh dưỡng
  • Tiếp xúc với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời kéo dài.

Nhiều người không có bất cứ yếu tố nguy cơ nào kể trên ngoài tuổi tác. Trong một số trường hợp, đục thủy tinh thể mang tính bẩm sinh, có căn nguyên di truyền hoặc liên quan đến hội chứng toàn thân hoặc một số bệnh lý khác.

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán được thực hiện tốt nhất trong điều kiện đồng tử giãn. Đục thủy tinh thể tiến triển có dạng đục xám, trắng hoặc nâu vàng.

Bác sĩ sẽ đánh giá ánh hồng đồng tử với đồng tử giãn bằng cách dùng đèn soi đáy mắt ở khoảng cách 30cm. Những chấm đục thủy tinh thể nhỏ biểu hiện như các điểm đen trên nền đỏ của ánh đồng tử. Đục thủy tinh thể nhiều có thể làm mất ánh hồng đồng tử.

Khám sinh hiển vi cung cấp các thông tin về đặc điểm, vị trí và mức độ đục.

Lúc đầu, ánh sáng mạnh hơn và đeo kính mắt có thể giúp điều trị bệnh đục thủy tinh thể. Nhưng nếu thị lực suy giảm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày thì người bệnh có thể cần phải được phẫu thuật đục thủy tinh thể. May mắn thay, phẫu thuật đục thủy tinh thể được xem như là một thủ thuật an toàn và hiệu quả giúp điều trị bệnh.

Phòng ngừa

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được cách ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, bạn nên:

  • Khám mắt định kỳ để giúp phát hiện đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác ở giai đoạn sớm nhất
  • Bỏ thuốc lá
  • Tuân thủ điều trị nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc các tình trạng bệnh lý khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây và rau quả để duy trì sức khỏe cho đôi mắt
  • Đeo kính râm ngăn chặn tia cực tím khi ở ngoài trời
  • Hạn chế uống rượu.

Khoa Khám bệnh Đa khoa Bệnh viện Phương Nam - Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả gia đình

Khoa Đa khoa Bệnh viện Phương Nam là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, đa dạng cho mọi lứa tuổi. Với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến trải nghiệm khám chữa bệnh an toàn và chất lượng cao. 

Đặc biệt, với sự dẫn dắt của Thầy thuốc Ưu tú. PGS. TS. BS. Bùi Mạnh Côn, chuyên gia đầu ngành ngoại tổng hợp và bệnh lý gan mật, đã có 40 năm kinh nghiệm, đào tạo nên nhiều thế hệ bác sĩ đa khoa ưu tú. Với sự dẫn dắt của bác sĩ Côn cùng đội ngũ bác sĩ có từ 10-20 năm kinh nghiệm, Đa khoa Bệnh viện Phương Nam phát triển với những mũi nhọn: 

  • Ngoại khoa
  • Nội khoa
  • Tiêu hóa
  • Da liễu
  • Dinh dưỡng
  • Tai - Mũi - Họng
  • Răng hàm mặt
  • Cấp cứu 24/7 

Bên cạnh dịch vụ y tế chất lượng cao cùng đội ngũ bác sĩ đa khoa hàng đầu, không gian phòng khám, phòng lưu trú tại Bệnh viện Phương Nam được thiết kế thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho khách hàng.

Hi vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về bệnh đục thủy tinh thể để bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe đôi mắt, cũng như sức khỏe tổng thể khi đã lớn tuổi.

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

 

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn