Tầm soát ung thư cổ tử cung: Quy trình và các cột mốc quan trọng

27/08/2024
Nội dung chính xem nhanh

Những yếu tố nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung

Ở phụ nữ, luôn có quá trình chuyển sản sinh lý của tế bào cổ tử cung trong giai đoạn từ khi sinh ra đến khi mãn kinh dưới sự tác động của hormone sinh dục. Điều này làm thay đổi kích thước của tử cung và cổ tử cung theo thời gian. Quá trình chuyển sản diễn ra trong điều kiện bình thường sẽ giúp phục hồi các vùng tổn thương trên cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thay đổi này, cổ tử cung bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như hóa chất độc hại, tia xạ, hay virus (đặc biệt là virus HPV), thì các tế bào ở đây có thể phát triển bất thường, gọi là dị sản. Dị sản nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Dưới đây là một số nguy cơ có thể gây ra các tế bào dị sản: 

Có nhiều hơn một đối tác hoặc có quan hệ với người đàn ông mà người này có nhiều hơn một đối tác tình dục. 

  • Lần quan hệ tình dục đầu tiên dưới 18 tuổi.
  • Hút thuốc lá.
  • Nhiễm HIV.
  • Ghép nội tạng (đặc biệt là ghép thận).
  • Tiếp xúc với một loại thuốc tên là DES (diethylstilbestrol).
  • Mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 
  • Bản thân hoặc người trong gia đình từng bị ung thư hoặc các bệnh liên quan đến cổ tử cung.
  • Không đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm Pap thường xuyên.

Vì sao phải tầm soát ung thư cổ tử cung? 

Tầm soát ung thư cổ tử cung nhằm mục đích:

  • Phát hiện sớm: Tìm ra những thay đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung (tiền ung thư) trước khi chúng phát triển thành ung thư. Điều trị sớm có thể ngăn ngừa ung thư phát triển.
  • Điều trị kịp thời: Đôi khi ung thư cổ tử cung được phát hiện tình cờ trong quá trình khám sức khỏe định kỳ. Phát hiện sớm giúp việc điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Giảm nguy cơ tử vong: Ung thư cổ tử cung phát hiện muộn thường đã lan rộng, gây khó khăn cho việc điều trị. Tầm soát giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung.

Nhờ xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung), số ca mắc ung thư cổ tử cung ở Mỹ đã giảm hơn một nửa trong 30 năm qua. Cụ thể, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này cũng giảm đáng kể, từ 5,55 ca trên 100.000 phụ nữ năm 1975 xuống còn 2,38 ca trên 100.000 phụ nữ năm 2008.

Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung vẫn là một vấn đề đáng lo ngại trên toàn cầu, đặc biệt ở những quốc gia chưa có chương trình tầm soát. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 530.000 phụ nữ mắc mới và 275.000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này.

Tầm soát ung thư cổ tử cung sớm để điều trị kịp thời

Hiện nay, có ba phương pháp chính để sàng lọc ung thư cổ tử cung:
  • Xét nghiệm HPV kiểm tra các tế bào xem có bị nhiễm các loại virus HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung hay không.
  • Xét nghiệm Pap (còn gọi là phết tế bào cổ tử cung) thu thập các tế bào cổ tử cung để kiểm tra những thay đổi do virus HPV gây ra. Nó có thể tìm thấy các tế bào tiền ung thư và tế bào ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap đôi khi cũng phát hiện ra các tình trạng không phải là ung thư, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm HPV kết hợp Pap sử dụng kết hợp xét nghiệm HPV và Pap để kiểm tra cả HPV nguy cơ cao và những thay đổi của tế bào cổ tử cung.

Khi nào bạn nên tầm soát ung thư cổ tử cung? 

Bạn nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung bao lâu một lần và những xét nghiệm nào bạn nên thực hiện sẽ tùy thuộc vào tuổi tác và tiền sử sức khỏe của bạn. Việc tiêm vaccine HPV không ngăn ngừa nhiễm tất cả các loại virus có nguy cơ cao nên những người được tiêm vaccine nên tuân theo các khuyến nghị sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Từ 21 đến 29 tuổi

  • Bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung khi bạn 21 tuổi.
  • Làm xét nghiệm Pap 3 năm một lần.
  • Không cần làm xét nghiệm Pap trước 21 tuổi, kể cả khi đã quan hệ tình dục.

Từ 30 đến 65 tuổi

Chọn một trong các phương pháp tầm soát sau:

  • Xét nghiệm HPV
  • Xét nghiệm HPV và Pap đồng thời (co-test)
  • Xét nghiệm Pap
  • Tần suất tầm soát: 3-5 năm một lần, tùy thuộc vào phương pháp bạn chọn và kết quả xét nghiệm.

Trên 65 tuổi

Không cần tiếp tục tầm soát nếu các điều kiện sau được đáp ứng:

  • Bạn đã được tầm soát thường xuyên.
  • Kết quả xét nghiệm trước đây đều bình thường.

Cần tiếp tục tầm soát nếu:

  • Kết quả xét nghiệm gần đây bất thường.
  • Bạn không được tầm soát thường xuyên trước đây.

Trường hợp đặc biệt:

  • Nếu bạn đã cắt bỏ tử cung và cổ tử cung hoàn toàn vì lý do không liên quan đến ung thư, bạn không cần tầm soát nữa.
  • Nếu cắt bỏ tử cung vì ung thư hoặc tiền ung thư, bạn cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên.
  • Nếu chỉ cắt bỏ tử cung mà không cắt bỏ cổ tử cung, bạn vẫn cần tiếp tục tầm soát định kỳ.

Các trường hợp ngoại lệ đối với hướng dẫn sàng lọc ung thư cổ tử cung, bệnh nhân sẽ phải kiểm tra thường xuyên hơn:

  • Dương tính với HIV
  • Suy giảm miễn dịch
  • Đã từng tiếp xúc trước sinh với một loại thuốc tên là diethylstilbestrol (DES), được kê đơn cho một số phụ nữ mang thai từ giữa những năm 1970
  • Đã có kết quả xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung hoặc sinh thiết bất thường gần đây
  • Đã bị ung thư cổ tử cung

Trên đây là lịch tầm soát ung thư cổ tử cung thường quy, tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cũng có thể tiến hành khám sàng lọc ung thư theo tình trạng sức khỏe và hướng dẫn của bác sĩ.

Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung

Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay gồm 3 bước như sau: 

  • Khám phụ khoa: Bạn sẽ trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, các triệu chứng bất thường (nếu có). Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định loại xét nghiệm phù hợp.
  • Lấy mẫu xét nghiệm: Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung của bạn. Quá trình này thường nhanh chóng và không gây đau đớn nhiều.
  • Nhận kết quả và tư vấn: Sau khoảng 7-10 ngày, bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm. Bác sĩ sẽ giải thích kết quả và tư vấn các bước tiếp theo, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn.

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung

Có hai phân nhóm lớn trong kết quả tầm soát gồm:

  • Không có tổn thương trong biểu mô hay không có dấu hiệu ác tính.
  • Bất thường tế bào biểu mô.

Không có tổn thương trong biểu mô hay không có dấu hiệu ác tính gồm các biến đổi sau:

  • Những thay đổi tế bào do vi sinh vật: Trichomonas vaginalis, nấm (Candida sp), vi khuẩn (Gardnerella, Chlamydia trachomatis...), virus (HSV, HPV...).
  • Những dấu hiệu không tân sinh khác.
  • Những thay đổi tế bào do phản ứng phối hợp với: tình trạng viêm nhiễm, tia xạ, đang đặt dụng cụ tử cung tránh thai, teo (do thiếu estrogen như mãn kinh hay hậu sản), tình trạng tế bào tuyến sau khi cắt tử cung. 

Trong đó, tổn thương tiền xâm lấn của ung thư cổ tử cung có thể phân thành 3 loại:

Tế bào gai không điển hình (ASC)

  • Tế bào gai không điển hình ý nghĩa không xác định (ASC­US)
  • Tế bào gai không điển hình không thể loại trừ tổn thương trong biểu mô gai mức độ cao (ASC­H)

Tổn thương trong biểu mô vảy mức độ thấp (LSIL) :

  • Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 1  (CIN 1)
  • Những biến đổi do HPV (koilocytotic atypia)

Tổn thương trong biểu mô vảy mức độ cao (HSIL):

  • Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 2 (CIN 2)
  • Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 3 (CIN 3)
  • Ung thư tại chỗ

Phụ khoa Bệnh viện Phương Nam

Bệnh viện Phương Nam - Điểm đến chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện của người phụ nữ

  • Chuyên điều trị các bệnh lý phụ khoa, u nang, u xơ: Bệnh viện Phương Nam chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa, từ các vấn đề viêm nhiễm thường gặp đến những ca bệnh phức tạp như u nang, u xơ.
  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm: Đặc biệt, Bác sĩ CKII Văn Phụng Thống với hơn 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa đã xử trí thành công nhiều ca bệnh khó, mang lại niềm tin và hy vọng cho nhiều khách hàng.
  • Phương pháp phẫu thuật và trang thiết bị hiện đại: Với máy siêu âm hiện đại cho hình ảnh rõ nét, giúp bác sĩ thấy rõ tình trạng sức khỏe của bạn và đảm bảo chẩn đoán chính xác. Phương pháp phẫu thuật nội soi tiên tiến được áp dụng tại Bệnh viện Phương Nam giúp khách hàng ít đau hơn và hồi phục nhanh hơn do vết mổ nhỏ, ít xâm lấn.
  • Đa dạng gói khám và tầm soát cho phụ nữ theo từng giai đoạn, độ tuổi: Sức khỏe tiền hôn nhân, chăm sóc thai kỳ toàn diện, chăm sóc sức khỏe tiền mãn kinh và mãn kinh. 
  • Nơi chăm sóc sức khỏe phụ khoa chủ động cho người phụ nữ: Không gian khám chữa bệnh riêng tư, quy trình đạt chuẩn quốc tế JCI cùng hệ thống trang thiết bị tiên tiến như máy nhũ ảnh 3D, máy siêu âm E22,... đảm bảo an toàn và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

 

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn