Nên nuôi con bằng sữa mẹ đến khi nào?

15/08/2024
Nội dung chính xem nhanh

Nuôi con là quá trình khiến mẹ quay cuồng với những câu hỏi “Nên hay không?”, “Đúng hay sai?”. Trong đó, cho trẻ bú sữa mẹ đến khi nào là vấn đề tưởng đơn giản nhưng cũng khiến nhiều mẹ đau đầu.

Cai sữa là việc mẹ ngưng cho bé bú sữa mẹ và bắt đầu cho bé ăn các loại thực phẩm khác. Đôi khi, thuật ngữ này có thể được dùng để chỉ việc ngưng bú bình, nhưng đa phần là chỉ việc ngưng bú sữa mẹ. Thế nhưng, nuôi con bằng sữa mẹ đến khi nào và đến khi nào thì cai sữa là tốt nhất? Cai sữa liệu có làm cho tình cảm giữa mẹ và bé trở nên mỏng manh hơn? Cùng đi tìm lời giải đáp nhé!

Nên nuôi con bằng sữa mẹ đến khi nào?

Cho bé bú bao lâu thì cai sữa? Cho trẻ bú mẹ đến mấy tuổi? Bé nên bú mẹ đến mấy tháng thì cai sữa? Đây là băn khoăn rất thường gặp của nhiều mẹ bỉm, nhất là với những người lần đầu làm mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm.

Theo các chuyên gia, mẹ nên cho bé bú ít nhất 1 năm hoặc lâu hơn nếu cả mẹ và bé đều muốn. Những người xung quanh có thể khuyên bạn nên cai sữa cho bé, nhưng điều này chưa chắc đúng. Việc chọn thời điểm cai sữa cho bé tùy thuộc vào mẹ, khi nào mẹ cảm thấy bé đã sẵn sàng thì hãy bắt đầu.

Cai sữa sẽ được thực hiện dễ dàng nếu bé không còn hứng thú với sữa mẹ nữa. Việc bé không còn hứng thú bú sữa nữa và cũng là lúc bạn nên cai sữa cho bé có thể xảy ra trong các giai đoạn sau đây:

  • Khi bé bắt đầu ăn dặm (khoảng 4 – 6 tháng tuổi). Một vài bé thích ăn dặm hơn bú sữa mẹ trước 12 tháng tuổi, sau đó, bé có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác và tự uống sữa bằng ly.
  • Bé từ 1 – 3 tuổi. Trong độ tuổi này, bé thường rất hiếu động. Vì vậy, việc ngồi yên để bú sữa mẹ dường như là điều không thể.

Bên cạnh đó, bạn có thể bắt đầu cai sữa cho bé sau khi hết chế độ nghỉ thai sản hoặc khi cảm thấy đây là thời điểm bé nên cai sữa để mẹ có thể quay trở lại với công việc. Nếu bé không chịu, bạn hãy giảm bớt từ từ số lần cho bé bú.

Nếu nguyên nhân cai sữa xuất phát từ mẹ thì việc cai sữa sẽ mất nhiều thời gian hơn. Điều này phụ thuộc vào độ tuổi của bé cũng như cách mà bạn thực hiện.

Như vậy, không có mốc thời gian cố định về việc nên nuôi con bằng sữa mẹ trong bao lâu. Thay vào đó, thời gian cho con bú đến khi nào phụ thuộc vào hoàn cảnh của mẹ, cũng như nhu cầu của từng bé. Chị em nên nắm rõ điều này và tuyệt đối không được cho con cai sữa đột ngột.

Thời gian cho con bú tùy thuộc nhu cầu của bé và hoàn cảnh của mẹ

Cai sữa cho bé quá sớm có sao không?

Nếu đã nắm rõ vấn đề nên nuôi con bằng sữa mẹ trong bao lâu thì chị em nên tuân theo mốc thời gian này để bé được hấp thu nguồn dinh dưỡng đủ đầy và bắt kịp đà tăng trưởng tốt nhất. Trong trường hợp, mẹ muốn cai sữa cho con thì hãy lựa chọn thời điểm phù hợp.

Tuyệt đối không được ngừng cho con bú quá sớm (trước thời điểm 6 tháng) vì điều này làm tăng nguy cơ bé mắc phải bệnh chàm (eczema), nhiễm trùng đường ruột, còi xương, biếng ăn, chậm phát triển hoặc thừa cân - béo phì khi trưởng thành. Ngoài ra, mẹ có thể nhận biết bé đã sẵn sàng cai sữa hay chưa thông qua một số dấu hiệu đặc trưng. Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo để nắm rõ hơn nhé!

Dấu hiệu bé đã sẵn sàng cai sữa 

Nếu bạn thắc mắc không biết nên nuôi con bằng sữa mẹ trong bao lâu thì sau đây là 5 dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cai sữa mẹ: 

  • Bé có thể ngồi thẳng và lăn quả bóng ra trước mà không cần trợ giúp từ bố mẹ.
  • Ngoài ông, bà, bố, mẹ thì bé có thể nói được thêm câu ngắn. Đây cũng là thời điểm hệ thần kinh, thính giác phát triển tốt, giúp con diễn đạt được mong muốn của bản thân bằng lời nói.
  • Bé ăn được cơm nhão và cháo. Điều này cho thấy bé có khả năng nhai, nuốt và hệ tiêu hóa dần hoàn thiện. Vì vậy, mẹ hãy cai sữa cho con, đồng thời khuyến khích bé ngồi vào bàn ăn uống cùng với gia đình.
  • Bé có thể leo lên, leo xuống cầu thang nhanh nhẹn và dễ dàng. Lúc này, bé cũng được 24 tháng tuổi và đây là độ tuổi bác sĩ khuyến khích mẹ nên ngừng cho con bú.
  • Đặc biệt, mẹ có thể cai sữa cho con khi mẹ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh liên quan đến bầu vú như bị nứt đầu vú.

Ăn được cơm nhão và cháo là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cai sữa

Những lưu ý để cai sữa cho bé khoa học và an toàn

Bên cạnh việc tìm hiểu nên nuôi con bằng sữa mẹ trong bao lâu thì các mẹ cũng phải nắm rõ những lưu ý để cai sữa cho bé một cách khoa học và an toàn. Cụ thể, quá trình cai sữa nên bắt đầu từ từ thay vì quá đột ngột. Ví dụ như lúc trước, tần suất bú của con là 7 - 8 lần/ngày, mỗi lần 10 phút thì giờ đây, có thể giảm tần suất bú còn 3 - 4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 3 phút và sau đó, giảm cho bé bú mẹ hoàn toàn.

Bằng cách này, cơ thể của bé sẽ dễ dàng thích nghi, đồng thời, sữa mẹ được giảm dần, giúp mẹ không bị căng sữa hay viêm vú. Ngoài ra, để cai sữa cho con hiệu quả, mẹ có thể tham khảo thêm một số bí quyết dưới đây:

  • Nếu bé đòi bú mẹ vào buổi chiều, hãy thu hút sự chú ý của con bằng các hoạt động khác hoặc nói với con rằng, hãy đợi đến khi ngủ mới được bú mẹ.
  • Mẹ có thể nặn một vài giọt sữa mẹ cho vào miệng bé trước khi bé bú bình hoặc vắt sữa mẹ vào bình và cho con bú. Như vậy, quá trình chuyển đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức sẽ trở nên dễ dàng hơn.
  • Không nên cai sữa quá đột ngột. Lý do là vì việc này dễ khiến bé không kịp thích nghi, dễ bị tổn thương, dẫn đến con sẽ quấy khóc, biếng ăn, lười bú, dễ bị ốm và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất. Ngoài ra, cai sữa đột ngột để lại nhiều tác hại cho mẹ như đau tức ở vú, sốt sữa, nhiễm trùng vú, áp xe vú do căng sữa và tắc ống dẫn sữa.
  • Không cai sữa khi bé bị ốm, nhất là khi bé bị tiêu chảy. Bởi lúc này cơ thể của bé chưa quen với thức ăn thay thế nên có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng.

Sau khi ngừng nuôi con bằng sữa mẹ, chị em phải xây dựng chế độ ăn thay thế khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho con, bao gồm chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu, đỗ), chất béo (váng sữa, phô mai, dầu thực vật, bơ), tinh bột (bún, cháo, phở, cơm nát), vitamin và khoáng chất (rau củ quả, các loại đậu, hạt). 

Cần lưu ý, khẩu phần ăn của bé phải được chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, có đa dạng thực phẩm để tạo hứng thú và giúp con làm quen với các loại món ăn khác nhau. Bên cạnh đó, mẹ cũng phải chế biến món ăn mềm, loãng, dễ nuốt, hạn chế nêm nếm gia vị để bảo vệ sức khỏe của bé.

Sản khoa tiêu chuẩn quốc tế hướng đến JCI tại Bệnh viện Phương Nam 

Bệnh viện Phương Nam tự hào mang đến dịch vụ sản khoa đẳng cấp, kết hợp hoàn hảo giữa tiêu chuẩn quốc tế hướng đến JCI, RTAC và tinh hoa chăm sóc sức khỏe đúc kết qua 13 năm kinh nghiệm của Tập đoàn Y tế Phương Châu. Với triết lý “Phụng sự từ tâm", chúng tôi cam kết mang đến trải nghiệm vượt trội, đảm bảo an toàn và sự hài lòng tuyệt đối cho mẹ và bé trong suốt hành trình thiêng liêng.

Những thế mạnh nổi bật của Sản khoa Bệnh viện Phương Nam: 

  • Hệ sinh thái kết hợp sản nhi và đa khoa toàn diện, để mỗi cuộc sanh của khách hàng luôn có đầy đủ ekip bác sĩ sản, nhi đồng hành chăm sóc giúp mẹ vượt cạn nhẹ nhàng, bé chào đời khỏe mạnh. 
  • Hệ thống phòng thông minh, được thiết kế đặc biệt “khép kín trong một vòng tròn” kết hợp phòng sinh, phòng mổ và phòng hồi sức sơ sinh, giúp tối ưu “thời gian vàng” trong mọi cuộc vượt cạn. 
  • Văn hóa “phụng sự từ tâm” với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh chuyên môn cao, thân thiện và tận tâm, không chỉ đảm bảo an toàn tuyệt đối mà còn mang đến trải nghiệm làm mẹ trọn vẹn. 
  • Dịch vụ trải nghiệm xuất sắc cho cả gia đình, giúp hành trình sanh của mẹ thêm trọn vẹn với dịch vụ spa và trị liệu cho mẹ sau sinh; khám dinh dưỡng, chủng ngừa và tư vấn nhi khoa phát triển cho bé sau khi xuất viện; khám da liễu, chăm sóc và phục hồi vóc dáng, tư vấn tâm lý và hỗ trợ các vấn đề trầm cảm sau sinh cho mẹ,... 

Hi vọng qua thông tin trên đây, các chị em đã có lời giải đáp cho câu hỏi “Nên nuôi con bằng sữa mẹ đến khi nào?”. Nhìn chung, không có thời gian cố định về việc cho con bú, mẹ hãy quan sát các biểu hiện của trẻ để nhận biết rằng con đã sẵn sàng cai sữa hay chưa. Hoặc tốt nhất là tham vấn ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn thời điểm cai sữa hợp lý và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho bé yêu.

Tài liệu tham khảo:

  •  WHO.  Guiding principles for feeding non-breastfed children 6–24 months of age. Geneva: World Health Organization; 2005
  • Akre J. Infant feeding. The physiological basis. Bull World Health Organ. 1989;67 Suppl(Suppl):1-108. PMID: 2702124; PMCID: PMC2491197.
  • Hanson LA.  Immunobiology of human milk: how breastfeeding protects babies. Texas, USA: Pharmasoft Publishing; 2004.
  • Casey CE, Neifert MR, Seacat JM, Neville MC. Nutrient intake by breast-fed infants during the first five days after birth. Am J Dis Child. 1986 Sep;140(9):933-6. doi: 10.1001/archpedi.1986.02140230103044. PMID: 3740001.

----------
BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM - THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG CHÂU
Tập đoàn bệnh viện sản nhi tư nhân hàng đầu Việt Nam cung cấp trải nghiệm xuất sắc với hệ sinh thái Sản - Phụ - Nhi - IVF - Đa Khoa toàn diện.

 

 

Đăng ký tư vấn

Để lại thông tin để chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi cho bạn