Tầm soát trước sinh không chỉ là bước kiểm tra, mà là cánh cửa giúp cha mẹ chuẩn bị tâm thế vững vàng cho hành trình nuôi dạy một em bé – dù con đến với thế giới theo cách đặc biệt thế nào.

Tại BVQT Phương Châu, một trường hợp song thai được theo dõi sát tại Trung tâm Tiền sản đã phát hiện sớm Hội chứng Siêu nữ (Triple X) – một rối loạn di truyền hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/1.000 bé gái. Nhờ đó, cả ê-kíp và gia đình đều có thể chuẩn bị hành trình chào đón con một cách an toàn, chủ động và yêu thương.

Mang thai là một hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là trong giai đoạn cuối khi mẹ bầu chuẩn bị bước vào cuộc "vượt cạn". Bên cạnh việc chuẩn bị về thể chất và các vật dụng cần thiết cho ngày sinh, tâm lý đóng vai trò rất quan trọng giúp mẹ bầu sinh con an toàn, thuận lợi và giảm thiểu biến chứng. Vậy làm thế nào để chuẩn bị tâm lý thật vững vàng? Bài viết sau sẽ là cẩm nang hữu ích giúp mẹ bầu an tâm hơn trong những ngày sắp sinh.
Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tình trạng này thường xuất hiện sau tuần thai thứ 20, biểu hiện bằng huyết áp cao và có protein trong nước tiểu. Dù là biến chứng không phổ biến, nhưng tiền sản giật vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ và thai tại nhiều quốc gia, là một trong 5 tai biến sản khoaDo đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của tiền sản giật là yếu tố then chốt giúp bác sĩ can thiệp kịp thời, bảo vệ sự an toàn cho cả mẹ và bé.
Dây rốn – “sợi dây kết nối sự sống” giữa mẹ và bé. Nhưng đôi khi, chính sợi dây ấy lại vô tình tạo nên những thách thức thầm lặng cho hành trình chào đời.
Tại BVQT Phương Châu, một ca sinh đặc biệt với dây rốn quấn cổ 3 vòng kèm nút thắt đã được phát hiện và xử trí an toàn. Câu chuyện này không chỉ là minh chứng cho sự nhạy bén và phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ y bác sĩ đa chuyên khoa, mà còn thể hiện trọn vẹn cam kết: luôn đồng hành cùng mẹ và bé, vượt qua mọi rủi ro tiềm ẩn – dù là nhỏ nhất.

Thai ngoài tử cung là một cấp cứu sản khoa nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Tuy nhiên, một số trường hợp thai ngoài tử cung không điển hình có thể khiến việc phát hiện trở nên khó khăn, đặc biệt khi người bệnh chủ quan hoặc hiểu lầm triệu chứng.

Bài viết sau chia sẻ về một ca bệnh thực tế tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu – nơi bác sĩ và ekip đã kịp thời phối hợp xử trí, cứu sống bệnh nhân trong gang tấc.

Thai máy – những cú đạp, lăn, quẫy nhẹ của bé trong bụng mẹ – không chỉ là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển mà còn là một cách giao tiếp đặc biệt. Thông qua chuyển động này, bé có thể bày tỏ sự thoải mái, phản ứng với môi trường hoặc thậm chí cảnh báo mẹ về những bất thường. Vậy thai nhi đạp nhiều hay ít có ý nghĩa gì? Khi nào mẹ cần lo lắng? Hãy cùng BVQT Phương Châu tìm hiểu qua bài viết này.
Trong suốt hành trình 9 tháng 10 ngày thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Một thực đơn khoa học không chỉ giúp thai nhi phát triển toàn diện mà còn giúp mẹ bầu giữ vững thể trạng, tránh được các biến chứng thai kỳ. Vậy, mẹ bầu nên ăn gì để con khỏe mạnh, còn mẹ thì luôn tràn đầy năng lượng?

Khi tình yêu nghề hóa thành những điều ở lại mãi.

Có những nghề khiến người ta mỏi mệt. Có nghề khiến người ta tự hào. Và cũng có những nghề – càng đi sâu – người ta lại càng được là chính mình, càng thấy sống trọn hơn.

Với BS. CKII Trương Thị Anh Thi, sản khoa là như thế. Không phải là con đường dễ dàng. Nhưng là con đường bác đã chọn bằng cả trái tim. Và đã ở lại suốt hơn ba mươi năm – không ngắt quãng, không rẽ lối, không một lần dừng lại.