Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đừng ruột thuộc nhóm Coxsackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao vào tháng 2 - tháng 4 và tháng 9 - tháng 12 hàng năm, các đơt dịch thường xảy ra ở các nơi đông trẻ em như nhà trẻ, mẫu giáo, khu vui chơi. Trẻ đã từng mắc tay chân miệng vẫn có thể tái nhiễm nhiều lần. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là dưới 3 tuổi.
Hầu hết các trường hợp bệnh tay chân miệng đều ở thể nhẹ và có thể tự điều trị tại nhà, trong vòng 7 – 10 ngày bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, phụ huynh cần chú ý một số điều khi tiến hành điều trị tay chân miệng tại nhà để trẻ nhanh khỏi, tránh biến chứng nặng.

Triệu chứng bệnh tay chân miệng
Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 2 10 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là:
- Mệt mỏi.
- Sốt nhẹ 37,5oC - 38oC hoặc sốt cao trên 39oC kèm đau họng.
- Có thể có một sốt triệu chứng tiêu hóa như đau bụng,nôn ói, tiêu lỏng.
- Một sốt trẻ có thể kèm sổ mũi, ho.
Sau 12 -36 giờ bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát:
- Đầu tiên là sự xuất hiện các vết loét ở niêm mạc miệng, vị trị loét thường được phát hiện nhiều nhất là vùng hầu họng (gần lưỡi gà), đôi khi xuất hiện ở niêm mạc má, môi hoặc lưỡi, số lượng vết loét rất thay đổi từ 1 đến vài mụn loét trong miệng có kích thước nhỏ (2 - 3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ.
- Loét miệng khiến trẻ có cảm giác đau rát khi ăn, uống là lý do trẻ không chịu ăn, không chịu bú, và thường chảy nước miếng liên tục.
- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

Chú ý: Có một số trường hợp không điển hình chỉ có loét miệng hoặc chỉ có sang thương da rất ít hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.
Trẻ có thể lui bệnh và hồi phục hoàn toàn sau 8-10 ngày hoặc có biến chứng thần kinh, suy hô hấp, suy tuần hoàn,…dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Một số biểu hiện chuyển độ nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay như:
- Sốt cao liên tục 39oC không hạ sau khi đã hạ sốt tích cực.
- Giật mình chới với, hốt hỏang, thất thần.
- Run chi (thấy rõ khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm).
- Yếu chi.
- Vã mồ hôi.
- Trẻ đi đứng loạng choạng.
- Trẻ đảo mắt bất thường.
- Nôn ói nhiều.
- Quấy khóc (dỗ không nín).
- Co giật.
- Thở mệt.
- Da nổi bông, vân tím hoặc xanh tái

Điều trị bệnh tay chân miệng
Cần đưa bé đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế, không tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng. Hiện không có thuốc đặc hiệu diệt virus gây bệnh tay chân miệng. Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc cho bé:
- Dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước nếu có sốt cao.
- Ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, nguội, dễ tiêu.
- Vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.
- Bôi các dung dịch sát khuẩn tại các thương tổn ngoài dađể tránh bội nhiễm theo chỉ định của bác sĩ
- Tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ.
- Khi có biểu hiện chuyển độ nặng đã nói ở trên nên nhậpviện để có biện pháp điều trị tích cực.
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Hiện chưa có vaccine phòng ngừa bệnh, trẻ vẫn có thể mắc tay chân miệng nhiều lần. Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa và một số ít lây qua hô hấp. Trẻ chủ yếu đưa virus vào miệng qua đôi bàn tay, nên cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Mang khẩu trang, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà bông, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, tiếp xúc phân, nước bọt khăn trải giường của trẻ.
- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, tay nắm cửa, thanh vịn, lancan, sàn nhà.
- Lau sàn bằng nước xà bông.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà, không cho đến nhà trẻ, trườnghọc, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Ba mẹ đặt lịch hẹn khám qua Hotline đặt lịch khám 0907 939 346 Tổng đài 1900 54 54 66 sẵn lòng hỗ trợ gia đình thông tin cần thiết.