4 CẤP ĐỘ CỦA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA TRẺ NHỎ

23/05/2025

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến tháng 6.2023, cả nước ghi nhận. 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó đã có 03 trường hợp tử vong. Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh (*).

Bệnh tay - chân - miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxsackievirus và Enterovirus 71 (EV71) gây ra, đặc trưng bởi sang thương dạng hồng ban, bóng nước ở niêm mạc miệng và hoặc tay, chân (có trường hợp chỉ loét miệng mà không có ở tay chân) kèm theo sốt hoặc không....

Bệnh lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch từ bóng nước vỡ bị vỡ và phân của người nhiễm virus. 4 cấp độ của tay chân miệng mà phụ huynh có thể nhận biết:
* ĐỘ 1: Loét miệng và/ hoặc phát ban tay chân.
* ĐỘ 2a: Giật mình ít dưới 2 lần/30 phút, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ, sốt trên 2 ngày hay sốt >390C, nôn nói.
   ĐỘ 2b: Giật mình nhiều trên 2 lần/30 phút, run chi, yếu chi, đi loạng choạng, nuốt sặt, run giật nhãn cầu, lác mắt, mạch nhanh >130 lần/ phút, sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.
* ĐỘ 3: Mạch nhanh >170 lần/ phút, vã mồ hôi, lạnh toàn thân hay khu trú, cao huyết áp, thở nhanh, thở bất thường, khò khè, hôn mê.
* ĐỘ 4: Ngưng thở, tím tái, phù phổi cấp, sốc.

 

Bệnh tay chân miệng nếu không được phát hiện dấu hiệu chuyển độ nặng để điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nặng, nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và sẽ dẫn đến tử vong.

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh hay có bất kỳ những dấu hiệu trên, đặc biệt từ độ 2a trở lên, gia đình nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn kĩ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện sớm.

Theo các bác sĩ của Phương Châu, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, ba mẹ và các cơ sở giáo dục cần lưu ý:

  • Tập cho trẻ và bản thân có thói quen rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt trước và sau khi ăn uống, đi vệ sinh.
  • Thực hiện ăn sạch, ở sạch. Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, ăn chín uống sôi.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn ăn, khăn tay, bát, đĩa,…
  • Vệ sinh lớp học, bề mặt dụng cụ trẻ tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang,…
  • Khi thấy trẻ có biểu hiện bệnh phải đưa ngay đến cơ sở y tế.
  • Trẻ bị bệnh phải nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với người khác trong vòng 7-10 ngày kể từ thời điểm khởi bệnh.
  • Không làm vỡ các bỏng nước tránh nhiễm trùng và lây lan.

(*) https://moh.gov.vn/thong-tin-chi-dao-dieuhanh/-/asset_publisher/DOHhlnDN87WZ/content/bo-yte-yeu-cau-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-dich-benhtay-chan-mieng (https://moh.gov.vn/thong-tin-chi-daodieuhanh/-/asset_publisher/DOHhlnDN87WZ/content/bo-y-yeu-cau-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-dichbenh-tay-chan-mieng)

Tổng đài 1900 54 54 66 sẵn lòng hỗ trợ gia đình thông tin cần thiết.