U NANG TUYẾN VÚ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

17/07/2025
Nội dung chính xem nhanh

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi BS. Trần Thị Ngọc Diễm - Bác sĩ khám Sản Phụ khoa, BVQT Phương Châu.

1.U nang tuyến vú là gì?

U nang tuyến vú là những nang phát triển 1 cách bất thường bên trong mô vú. Chúng thường lành tính và rất phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi từ 30-50 và ngày càng trẻ hóa. U nang có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành nhiều nang kích thước từ vài mm đến vài cm, ở một hay cả hai bên vú.

2. Dấu hiệu thường gặp

  • Xuất hiện một hoặc nhiều khối tròn mềm hoặc chắc di động dưới da vú.
  • Kích thước u nang có thể thay đổi theo chu kỳ kinh ( to hơn trước kỳ kinh), đôi khi kèm cảm giác căng tức, đau nhẹ ở vùng có nang.
  • Một số trương hợp không triệu chứng và chỉ phát hiện tình cờ khi khám vú.

3. Nguyên nhân hình thành u nang

  • Sự thay đổi hormone sinh dục nữ, đặc biệt là estrogen.
  • Tắc nghẽn các ống dẫn sữa trong mô tuyến vú dẫn đến ứ dịch và tạo thành nang.
  • Thay đổi mô vú theo tuổi tác hoặc chu kỳ sinh lý.
  • Một số yếu tố khác như: chế độ ăn uống, vận động, stress, di truyền.

4. Phương pháp chẩn đoán

  • Khám vú tại chuyên gia: sờ thấy khối tròn chắc hoặc mềm di động ở vú.
  • Siêu âm nhũ 2D/3D: giúp xác định tính chất nang và phân biệt với các khối u khác.
  • Chọc hút dịch bằng kim nhỏ (FNA): Dùng kim nhỏ rút dịch trong nang, vừa để giảm triệu chứng, vừa để xét nghiệm dịch nếu cần.
  • Sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (VABB): Giúp lấy toàn bộ khối u nang và làm xét nghiệm đánh giá khả năng lành tính hay ác tính.
  • Chụp nhũ ảnh: Thường sử dụng cho phụ nữ từ 40 tuổi hoặc khi nghi ngờ tổn thương khác.

5. U nang tuyến vú có nguy hiểm không?

Phần lớn u nang tuyến vú là lành tính, tuy nhiên cần phải lưu ý nếu:
  • U nang tăng kích thước nhanh.
  • Có biểu hiện bất thường như đau nhiều, tiết dịch núm vú,…
  • Kết quả tầm soát nghi ngờ tổn thương ác tính.
  • Việc theo dõi định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, và điều trị sớm.

6. Lời khuyên từ Bác Sĩ Phương Châu

Khám vú định kỳ giúp:

  • Phát hiện sớm u nang hoặc các bệnh lý tuyến vú khác.
  • Được tư vấn về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và phòng ngừa phù hợp.
  • Được theo dõi sát khi phát hiện bất thường.

Lời khuyên:

  • Phụ nữ nên tự khám vú tại nhà mỗi tháng 1 lần, sau kỳ kinh nguyệt.
  • Khám chuyên khoa ít nhất 1 lần/ năm hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.
  • Giữ lối sống lành mạnh, tránh stress, duy trì cân nặng hợp lý.
  • Không tự ý điều trị hoặc bỏ qua các triệu chứng nghi ngờ, khi phát hiện bất thường thì nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa nhũ để được thăm khám và tư vấn cũng như điều trị phù hợp.