Bài viết được cố vấn nội dung bởi BS. CKII. Huỳnh Thị Uyển Trang, Phó Trưởng Khoa Nội trú Sản phụ khoa, BVQT Phương Châu
Phụ nữ đặt túi ngực có thể gặp khó khăn khi tầm soát bệnh lý tuyến vú do túi độn có thể che phủ một phần mô vú. Tuy nhiên, phụ nữ đặt túi ngực vẫn cần thực hiện tầm soát bệnh lý tuyến vú bằng các phương pháp chẩn đoán hiện đại, việc phát hiện sớm các bất thường vẫn có thể thực hiện một cách an toàn và chính xác.

1. Phụ nữ đặt túi ngực có cần tầm soát bệnh lý tuyến vú không?
Túi độn ngực không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến vú, nhưng nó có thể khiến việc kiểm tra trở nên khó khăn hơn. Một số khó khăn có thể xảy ra bao gồm:
- Khó phát hiện các khối u nhỏ do túi độn che lấp mô vú.
- Kết quả chụp nhũ ảnh có thể bị hạn chế nếu không sử dụng kỹ thuật phù hợp.
- Nguy cơ rò rỉ hoặc vỡ túi nếu thực hiện phương pháp chẩn đoán không đúng cách.
Vì vậy, phụ nữ đặt túi ngực vẫn cần tầm soát bệnh lý tuyến vú định kỳ, với phương pháp phù hợp để đảm bảo độ chính xác và an toàn.
2. Các bệnh lý tuyến vú thường gặp ở phụ nữ đặt túi ngực?
Phụ nữ đặt túi ngực vẫn có nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến vú như những người không đặt túi. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp chị em cần lưu ý:
- U xơ tuyến vú: Khối u lành tính phổ biến, dễ bị che lấp bởi túi ngực, gây khó khăn trong việc tự sờ phát hiện.
- Nang tuyến vú: Là những túi chứa dịch trong mô vú, thường lành tính nhưng đôi khi có thể gây đau hoặc khó chịu.
- Viêm tuyến vú & tụ dịch: Viêm có thể xảy ra sau phẫu thuật đặt túi, gây sưng đau, nóng đỏ. Tụ dịch muộn có thể liên quan đến phản ứng viêm hoặc biến chứng khác.
- Co thắt bao xơ quanh túi ngực: Tình trạng mô xơ phát triển quanh túi làm bầu ngực căng cứng, gây đau hoặc biến dạng.
- Rò rỉ hoặc vỡ túi ngực: Túi nước muối khi vỡ sẽ xẹp nhanh, trong khi túi silicon có thể rò rỉ "thầm lặng", khó nhận biết nếu không kiểm tra thường xuyên.
- Ung thư vú: Túi ngực không làm tăng nguy cơ ung thư nhưng có khả năng gây khó khăn trong việc phát hiện khối u.
3. Các phương pháp tầm soát bệnh lý tuyến vú an toàn tại Phương Châu
Trước khi tầm soát bệnh lý tuyến vú, các chị em nên thăm khám cùng bác sĩ chuyên gia Phụ - Nhũ để có chỉ định thực hiện phù hợp nhất.
3.1 Siêu âm tuyến vú 2D, 3D
- Siêu âm tuyến vú 2D: Phát hiện sớm các bất thường như u, nang, viêm tuyến vú.
- Đánh giá cấu trúc mô vú, giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương không sờ thấy.
- Hỗ trợ theo dõi sự thay đổi của mô vú theo thời gian.
- Không xâm lấn, không gây đau, an toàn với phụ nữ mang thai.
- Siêu âm tuyến vú 3D – Nâng cao độ chính xác.
- Hình ảnh rõ nét, trực quan hơn: Tái tạo hình ảnh vú đa chiều, giúp bác sĩ quan sát từ nhiều góc độ.
- Giảm thiểu bỏ sót tổn thương nhỏ: Phát hiện u, vi vôi hóa hay bất thường mà siêu âm 2D có thể không thấy rõ.
- Hỗ trợ chẩn đoán sớm ung thư vú: Giúp phân biệt tổn thương lành tính và ác tính chính xác hơn.
- An toàn, không bức xạ, phù hợp với phụ nữ có mô vú dày hoặc trẻ tuổi.
3.2 Chụp nhũ ảnh
- Phát hiện sớm ung thư vú: Nhũ ảnh giúp phát hiện tổn thương nhỏ, vi vôi hóa – dấu hiệu sớm của ung thư, ngay cả khi chưa sờ thấy khối u.
- Đánh giá bất thường tuyến vú: Xác định u xơ, nang tuyến vú, vi vôi hóa và thay đổi mô vú liên quan đến hormone.
- Theo dõi sức khỏe tuyến vú định kỳ: Khuyến nghị chụp mỗi 1-2 năm/lần với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, sớm hơn nếu có nguy cơ cao.
- Hỗ trợ chẩn đoán chuyên sâu: Kết hợp với siêu âm hoặc sinh thiết để xác định tính chất khối u.
Lưu ý: Phụ nữ đặt túi ngực cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện tầm soát bệnh lý tuyến vú bằng phương pháp chụp nhũ ảnh.
3. Các kỹ thuật sinh thiết tuyến vú bao gồm?
Nếu phát hiện bất thường trong tuyến vú, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết để kiểm tra bản chất của khối u. Đối với phụ nữ đặt túi ngực, các phương pháp sinh thiết tuyến vú bao gồm: VABB – Sinh thiết hút chân không, FNA – Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ…
VABB là gì?
- Ít xâm lấn: Chỉ cần một vết chích nhỏ, không gây tổn thương túi ngực.
- Chính xác cao: Lấy mẫu mô hiệu quả, giúp xác định rõ bản chất khối u.
- Hạn chế biến chứng: Không để lại sẹo lớn, không gây đau kéo dài.
- Điều trị u lành tính: Ngoài sinh thiết, VABB còn có thể loại bỏ hoàn toàn một số loại u lành.
4. Lời khuyên dành cho phụ nữ đặt túi ngực khi tầm soát bệnh lý tuyến vú
- Tự kiểm tra vú định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
- Khám vú chuyên sâu với tần suất 6 tháng – 1 năm/lần hoặc theo chỉ định chuyên biệt của bác sĩ
- Chọn cơ sở y tế uy tín, có trang bị đầy đủ các phương pháp chẩn đoán an toàn và hiện đại để giúp cho việc tầm soát được chính xác và an toàn.
5. Khám Nhũ khoa tại Phương Châu có gì?
- Phòng khám kín đáo, riêng tư, bảo mật thông tin, đảm bảo quy tắc 3 người: Bác sĩ – Nữ hộ sinh – Bệnh nhân.
- Thăm khám, chẩn đoán và xử lý chuyên sâu các vấn đề bệnh lý tuyến vú.
- Cá thể hóa từng trường hợp cụ thể để đưa ra kế hoạch theo dõi và điều trị phù hợp.
- Quy trình khám và điều trị theo tiêu chuẩn quốc tế JCI (*).
- Đội ngũ bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực Nhũ khoa, giàu kinh nghiệm, tận tâm và đồng hành xuyên suốt cùng khách hàng/bệnh nhân.
- Công nghệ siêu âm, xét nghiệm hiện đại, giúp phát hiện bệnh lý ngay từ giai đoạn sớm: siêu âm nhũ 2D, siêu âm nhũ 3D, chụp nhũ ảnh, kỹ thuật FNA, kỹ thuật VABB, sinh thiết…
- Ứng dụng các kỹ thuật mới trong tầm soát và chẩn đoán.
- Chi phí khám, tầm soát và điều trị hợp lý.
(*) JCI Enterprise là chứng nhận Quốc tế được công nhận bởi bên Thứ Ba dành cho hệ thống có tối thiểu 3 bệnh viện đạt tiêu chuẩn và công nhận JCI (The Joint Commission International) với hơn 1200 tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn cho người bệnh.
Đối với phụ nữ đã đặt túi ngực, tầm soát bệnh lý tuyến vú không chỉ là một lựa chọn mà còn là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe lâu dài. Túi độn có thể khiến việc kiểm tra trở nên khó khăn hơn, nhưng với các phương pháp chẩn đoán hiện đại, việc phát hiện sớm vẫn hoàn toàn khả thi. Chủ động tầm soát định kỳ giúp phát hiện bất thường kịp thời, tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu rủi ro. Hãy yêu thương bản thân bằng cách chăm sóc sức khỏe vú đúng cách ngay hôm nay, các chị em nhé.
Tổng đài BVQT Phương Châu 1900 5454 66 sẵn sàng hỗ trợ quý gia đình các thông tin cần thiết.