Viêm VA là gì và khi nào cần thực hiện phẫu thuật?

11/06/2025
Nội dung chính xem nhanh

Viêm VA là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng lại thường bị bỏ qua vì dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác. Đừng để những cơn ho dai dẳng hay tình trạng sổ mũi kéo dài trở thành nỗi lo cho sức khỏe của bé cưng. Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về viêm VA để có cách chăm sóc đúng, tránh những biến chứng không mong muốn trong bài viết sau đây nhé.

Bài viết được cố vấn nội dung bởi BS. CKII. Nguyễn Thanh Phương, Trưởng Trung tâm Tai Mũi Họng Phương Châu.

Viêm VA là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng lại thường bị bỏ qua vì dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác

Viêm VA là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng lại thường bị bỏ qua vì dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác

VA là gì? Vì sao lại dễ viêm?

VA (còn gọi là hạch hạnh nhân vòm họng) là một tổ chức lympho nằm ở phía sau thành họng trên, gần vị trí cửa mũi sau. Trong những năm đầu đời, VA hoạt động như “chàng vệ sĩ miễn dịch”, giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập từ mũi vào cơ thể. Tuy nhiên, vì nằm ngay ngã ba đường thở – đường ăn và tiếp xúc liên tục với các tác nhân gây bệnh nên VA rất dễ bị viêm. Khi đó, bé có thể bị nghẹt mũi, khó thở, sốt, ho kéo dài… Đó chính là tình trạng viêm VA.

Có mấy loại viêm VA?

Viêm VA được chia thành hai loại viêm cấp tính và viêm mạn tính. Mỗi loại có biểu hiện khác nhau, ba mẹ cần chú ý:

Viêm VA cấp tính

Thường xảy ra đột ngột, nhất là khi thời tiết thay đổi. Triệu chứng thường gặp:

  • Sốt cao (có thể tới 39 - 40°C).
  • Nghẹt mũi, chảy mũi xanh.
  • Ho khan hoặc ho có đờm.
  • Khó ngủ, ngáy to vào ban đêm.
  • Bỏ ăn, quấy khóc.

Nếu điều trị kịp thời, tình trạng viêm cấp tính thường khỏi sau vài ngày.

Viêm VA mạn tính

Xảy ra khi tình trạng viêm lặp đi lặp lại hoặc điều trị không dứt điểm. Biểu hiện:

  • Nghẹt mũi kéo dài.
  • Hơi thở có mùi.
  • Ngủ ngáy liên tục.
  • Bé thường há miệng để thở.
  • Mệt mỏi, chậm phát triển.

Lúc này, VA có thể đã phì đại, chèn ép đường thở, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân gây viêm VA ở trẻ

Viêm VA không tự nhiên mà đến. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này ở bé, phổ biến nhất là:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus hoặc vi khuẩn.
  • Môi trường sống ô nhiễm, khói thuốc, bụi mịn.
  • Thay đổi thời tiết đột ngột.
  • Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
  • Bé bị dị ứng với thời tiết hoặc chất kích ứng như lông thú, phấn hoa

Một khi VA bị tấn công quá thường xuyên, “chàng vệ sĩ miễn dịch” sẽ kiệt sức và phản ứng viêm kéo dài.

Các biến chứng thường gặp

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm VA có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

Biến chứng của viêm cấp tính

  • Viêm tai giữa (do VA gần vòi nhĩ, dễ lan viêm).
  • Viêm họng, viêm mũi xoang.
  • Sốt cao kéo dài, mất nước.

Biến chứng của viêm mạn tính

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Bé ngưng thở thoáng qua khi ngủ, ảnh hưởng đến oxy lên não.
  • Chậm phát triển thể chất và trí tuệ.
  • Ảnh hưởng cấu trúc xương mặt: Gây hàm hô, cằm lẹm do bé phải thở bằng miệng lâu ngày.
  • Giảm khả năng học tập do thiếu ngủ và thiếu oxy lên não.
  • Ba mẹ ơi, đừng để một đợt viêm VA tưởng nhẹ lại trở thành gánh nặng dài lâu cho bé nhé.

Khi nào cần nạo VA?

Không phải trường hợp viêm VA nào cũng cần nạo. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi:

  • Viêm VA mạn tính tái đi tái lại nhiều lần/năm.
  • Bé bị ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy lớn.
  • VA phì đại gây nghẹt mũi kéo dài, viêm tai giữa tái phát.
  • Điều trị nội khoa không hiệu quả.
  • Bé chậm tăng cân, hay mệt mỏi, học tập kém do ảnh hưởng từ VA

Phẫu thuật nạo VA đúng chỉ định sẽ giúp bé thở dễ dàng, ngủ ngon và phát triển toàn diện hơn.

Nạo VA có nguy hiểm cho trẻ không?

Nhiều ba mẹ lo lắng phẫu thuật sẽ ảnh hưởng lâu dài đến hệ miễn dịch hoặc khiến bé đau đớn. Thật ra, nạo VA là một phẫu thuật đơn giản, thường chỉ kéo dài khoảng 20-30 phút.

Tại Trung tâm Tai Mũi Họng Phương Châu, phẫu thuật nạo VA được thực hiện bằng máy nội soi hiện đại và công nghệ cắt hút VA Hammer, giúp giảm đau, chảy máu tối thiểu. Đặc biệt, Phẫu thuật VA tại Phương Châu có thể thực hiện và về ngay trong ngày. Sau khi hồi tỉnh, bé được bác sĩ theo dõi sức khỏe kỹ càng và có thể xuất viện nếu ổn định. Điều này giúp hạn chế tâm lý lo lắng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho gia đình.

Lưu ý để phòng và bảo vệ VA cho bé yêu

Để bé cưng không phải đối mặt với viêm VA và những hậu quả kéo dài, ba mẹ có thể chủ động bảo vệ chàng vệ sĩ miễn dịch này mỗi ngày bằng những cách đơn giản:

  • Giữ ấm cho bé, đặc biệt vùng cổ và mũi họng.
  • Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, bụi mịn.
  • Cho bé ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C, tăng đề kháng.
  • Tiêm ngừa đầy đủ theo lịch.
  • Khám định kỳ tại chuyên khoa tai mũi họng.

Viêm VA là bệnh lý phổ biến nhưng không hề đơn giản. Việc nhận biết sớm, điều trị đúng và phòng ngừa hiệu quả sẽ giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh, tránh các biến chứng không mong muốn.

Nếu ba mẹ nghi ngờ bé bị viêm VA hoặc cần tư vấn về phẫu thuật VA, đừng ngần ngại liên hệ ngay Trung tâm Tai Mũi Họng Phương Châu. Chúng tôi có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại sẵn sàng đồng hành cùng bé.

Quý khách hàng có thể đặt lịch hẹn khám TẠI ĐÂY. Hoặc liên hệ đến tổng đài 1900 54 54 66 để được hỗ trợ tư vấn.