Cách để hiểu con hơn: Bật mí 3 điều giúp ba mẹ gắn kết với con

09/10/2024
Nội dung chính xem nhanh

Khi bạn và con làm quen với nhau trong những ngày tháng đầu đời, cảm giác an toàn và thoải mái sẽ hình thành. Trẻ sơ sinh sẽ được gắn kết với cha mẹ. Cảm giác gắn kết này sẽ chuẩn bị cho con bạn hình thành các mối quan hệ lành mạnh, hỗ trợ gắn kết với một thế giới rộng lớn hơn trong tương lai.

Sự gắn kết là quá trình tạo ra sự gắn bó yêu thương lành mạnh với con bạn. Nhiều bậc cha mẹ cảm nhận được một sự gắn kết đặc biệt ngay từ khi họ nhìn thấy con mình. Mặc dù bạn có thể cho rằng sự gắn kết này sẽ xảy ra ngay lập tức, nhưng thực ra, đó là một quá trình diễn ra dần dần theo thời gian. Vậy, làm thế nào để gắn kết với con mình ngay từ những ngày tháng đầu đời?

1. Ba cách đơn giản giúp bạn hiểu con hơn ngay từ khi chào đời

1.1.Trân trọng những khoảnh khắc đặc biệt

Cho dù bạn sinh con ở bệnh viện, ở nhà, ở trung tâm hộ sinh hay bạn chào đón con mình với tư cách là cha mẹ nuôi, thì đều có những khoảnh khắc đặc biệt có thể giúp tăng cường sự gắn kết.

  • Ôm bé thật gần, đặc biệt là da kề da, tạo cảm giác an toàn và gần gũi. Trẻ sơ sinh sẽ quen với mùi hương, giọng nói và sự đụng chạm khi chúng nằm trong vòng tay của bạn. Dùng cái địu em bé mềm là một cách khác để giữ trẻ sơ sinh ở gần trong khi bạn di chuyển, đọc sách hoặc thư giãn.
  • Cho bé bú là khoảng thời gian ấm áp, thân mật khi bạn cảm thấy đặc biệt gần gũi với con mình. Cho dù bạn trực tiếp cho con bú mẹ hay bú bình, bạn sẽ thích thú khi bế con mình và quan sát các chuyển động cũng như biểu cảm của con khi bú. Quan sát kỹ em bé sẽ giúp bạn hiểu rõ các tín hiệu bé thể hiện sự thoải mái, hài lòng hoặc khó chịu. Dần dần, bạn sẽ có thể "đọc" được con mình và đoán trước những gì bé có thể cần tiếp theo: một cái ôm, một chiếc tã mới hoặc một bài hát ru nhẹ nhàng để giúp bé chìm vào giấc ngủ.
  • Giao tiếp bằng mắt với bé, tặng bé những nụ cười và âm thanh thể hiện tình yêu thương. Bạn sẽ thấy bé thích thú khi nghe giọng nói của bạn, nhìn và cảm nhận chuyển động cơ thể cũng như quan sát nét mặt của bạn.
  • Đừng ngại an ủi khi trẻ khóc. Thật hoang đường khi cho rằng trẻ sơ sinh bị “hư hỏng” bởi sự quan tâm yêu thương của cha mẹ. Trên thực tế, việc đáp lại nỗi đau khổ, khó chịu của con sẽ giúp bạn tạo dựng được niềm tin và sự an toàn nơi trẻ. Mặc dù một số tình trạng có thể khiến trẻ khóc ít nhất 3 giờ mỗi ngày, 3 ngày trở lên mỗi tuần, có thể đáng sợ và mệt mỏi, nhưng với sự cố gắng và tình yêu thường, bạn sẽ có thể cùng trẻ vượt qua giai đoạn phát triển ngắn ngủi này.

1.2.Yêu cầu sự giúp đỡ từ những người khác

Khi bạn ở nhà với đứa con mới chào đời, công việc chính của bạn chính là đáp ứng nhu cầu của bé. Các công việc nhà khác cần được người khác giúp đỡ để bạn có thể tập trung vào chăm sóc trẻ. Hãy nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè và người trong gia đình trong việc giặt giũ, đi chợ và nấu ăn để dành nhiều thời gian hơn ở bên cạnh trẻ.

Trẻ sơ sinh kết nối với cha mẹ một cách tự nhiên, nhưng chúng cũng nên phát triển sự gắn kết với những người thường xuyên yêu thương, chăm sóc chúng để giúp chúng cảm thấy an toàn. Vòng tròn thân thiết này có thể bao gồm ông bà, người chăm sóc, các thành viên khác trong gia đình.

 Khi có được sự giúp đỡ từ người khác, hai vợ chồng bạn cũng sẽ dễ dàng quay trở lại tập trung vào sự nghiệp, công việc nhà và hơn thế nữa. Vì vậy, mặc dù việc giữ đứa con yêu quý cho riêng mình là điều không sai, nhưng hãy biết rằng con cũng cần sự kết nối với những người thân yêu khác ngoài cha mẹ.

 Con bạn sẽ cảm nhận được sự an toàn và hạnh phúc đến từ việc có nhiều người xung quanh cùng nấu bữa ăn, âu yếm, gạt đi những giọt nước mắt và chia sẻ những niềm vui đời thường.

1.3. Cách để hiểu con hơn: Chơi, hát và đọc sách cùng bé

 Chơi với con chính là cách tốt nhất để ba mẹ kết nối với bé, tạo một vòng tròn gia đình cùng con: 

  • Dành thời gian đọc và hát cho bé nghe trước khi bé chào đời: Bé có thể nghe được âm thanh bên ngoài cơ thể mẹ vào khoảng tuần thứ 27 đến 29, tức 6 - 7 tháng trong bụng mẹ. Đây là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu đọc và hát cho con nghe. Điều này có thể giúp con bắt đầu nhận ra những âm thanh mà con nghe thường xuyên. Sau khi bé được sinh ra, những bài hát và câu chuyện quen thuộc, cũng như âm thanh giọng nói của bạn có thể mang lại cho chúng cảm giác an toàn. Đồng thời, hãy khuyến khích người bạn đời của bạn cũng đọc và hát cho con bạn nghe. Đó là một cách thú vị để giúp họ chuẩn bị sẵn sàng cho sự chào đời của con bạn.
  • Chơi với bé sau khi xuất viện về nhà: Các trò chơi không chỉ mang lại niềm vui mà còn là một cách tuyệt vời để tăng thêm sự gắn kết giữa bé và bạn. Những con rối bằng ngón tay, những cuốn sách đầy màu sắc và những đồ chơi mềm có bộ tạo âm thanh bên trong sẽ khiến bé ngạc nhiên và thích thú. Chơi ú òa, đọc sách và hát cho con nghe là những cách tuyệt vời để bạn gắn kết với con ngay khi con còn nhỏ. Những trò chơi này cũng giúp bố mẹ hiểu con và tạo gắn kết với bé yêu của mình hơn. 

Chơi cùng con là cách kết nối với trẻ tốt nhất

2. Những điều có thể khiến việc hiểu con bạn trở nên khó khăn dù chỉ là tạm thời

Nếu những điều mà chúng tôi mô tả ở trên có vẻ khác xa với trải nghiệm thực tế của bạn thì đừng quá lo lắng. Sự gắn kết không đòi hỏi bạn phải là một người cha/mẹ hoàn hảo. Không có cách nào đúng hay sai để thực hiện điều đó và có nhiều điều có thể cản trở bạn tạo sự gắn kết với con, đặc biệt là trong thời gian đầu sau sinh. Chẳng hạn như:

  • Nếu đang hồi phục sau một ca sinh nở kéo dài hoặc khó khăn, bạn có thể còn rất ít năng lượng và cảm thấy mệt mỏi. Hãy thư giãn và để bản thân được nghỉ ngơi, bạn có thể sẽ sẵn sàng bế, đu đưa và hát cho con nghe trong vòng vài ngày sau đó.
  • Cha mẹ bị thiếu ngủ thường khó có cảm giác gần gũi với con mới sinh. Đôi khi, bạn cảm thấy cáu kỉnh, uể oải và thậm chí bực bội với con mình bởi trẻ quấy khóc là điều tự nhiên, nhưng đừng để những cảm xúc tiêu cực này chi phối. Hãy nhờ sự hỗ trợ từ người bạn đời và các thành viên khác trong gia đình thay phiên chăm sóc bé để bạn có thời gian nghỉ ngơi và có thể có được giấc ngủ không bị gián đoạn.
  • Trầm cảm, dù nó bắt đầu trong thai kỳ hay sau khi sinh con, có thể khiến bạn nghi ngờ về khả năng gắn kết của mình với con. Cha mẹ nuôi cũng có thể bị trầm cảm. Người bạn đời của bạn cũng có thể có thể bị trầm cảm. Vì vậy, hãy chú ý đến các dấu hiệu cho thấy một hoặc cả hai bạn cần sự hỗ trợ trong việc chăm bé để lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Xin đừng xấu hổ nếu lúc này bạn đang cảm thấy buồn bã, lo lắng và không vững vàng. Làm cha mẹ thật sự là một thử thách! Nó gây ra những cảm xúc mãnh liệt và đặt ra những yêu cầu rất lớn đối với mỗi người.

Bạn có thể biết rằng 50% đến 80% những người mới làm cha mẹ đều trải qua "trầm cảm buồn bã", gây ra những thay đổi tâm trạng nghiêm trọng kéo dài từ 2 đến 3 tuần sau khi con chào đời. Khoảng 1 trong 8 bậc cha mẹ bị trầm cảm sau sinh, một tình trạng nghiêm trọng hơn cần được điều trị. 

Em bé đến với bạn và gắn kết với bạn một cách tự nhiên. Mặc dù việc nuôi dạy con cái không phải là không có những lo lắng, thử thách và khó khăn, nhưng hãy yên tâm bởi sự gắn kết sẽ xảy ra một cách tự nhiên như là bản năng. Hãy để sự gắn kết xảy ra một cách tự nhiên nhất!

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam

Khoa Nhi - Sơ Sinh Bệnh viện Phương Nam, nơi chăm sóc sức khỏe trẻ em đáng tin cậy ngay tại trung tâm quận 7.

Với đội ngũ chuyên môn Nhi khoa nhiều năm kinh nghiệm bao quát tất cả các lĩnh vực nhi khoa, Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam là lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé thuận tiện và đáng tin cậy:

  • Vị trí ngay trung tâm Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
  • Bệnh viện chuyên về Sản – Nhi – IVF có hệ thống phòng khám Nhi đa dạng và chuyên sâu cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi
  • Dịch vụ khám ngoài giờ thuận tiện cho Quý phụ huynh
  • Giờ hoạt động Phòng khám Nhi: T2 - T7, 7:30 – 19:30 và Tiêm chủng: T2 - T7, 7:30 – 16:30
  • Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện đại hàng đầu đảm bảo sự an toàn của khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ

Tại Bệnh viện Phương Nam, tại Khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Phương Nam, trẻ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo từng mốc độ tuổi quan trọng suốt thời gian trưởng thành:

  • 5 mốc độ tuổi quan trọng của trẻ cần được theo giám sát: Sơ sinh - Nhũ nhi (1 tuần tuổi - 12 tháng), Mầm non (12 tháng – 3 tuổi), Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi),
  • Tuổi đi học (6 - 12 tuổi), và Tuổi teen (12 - 16 tuổi)
  • Chương trình Nhi Khoa Phát Triển tiên phong tại Việt Nam
  • Chương trình tầm soát, điều trị tiêu hoá cho trẻ em và nội soi tiêu hoá nhi
  • Tầm soát, điều trị các vấn để về nội tiết và dậy thì sớm
  • Chương trình tiêm chủng theo độ tuổi có bác sĩ Nhi tư vấn
  • Chương trình tái khám và theo dõi dành riêng cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh nguy cơ cao
  • Tầm soát và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em

Chúng tôi mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thoải mái và bổ ích cho gia đình với Bác sĩ thân thiện, cởi mở, sẵn sàng dành thời gian tư vấn và đồng hành cùng gia đình; và hướng dẫn trẻ và bố mẹ cách duy trì lối sống lành mạnh hằng ngày cho con bên cạnh việc tư vấn bệnh lý.

Nguồn: Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ