VỆ SINH TAY, QUAN TRỌNG TRONG Y TẾ VÀ ĐỜI SỐNG THƯỜNG NGÀY

05/11/2024
Chủ đề : Trải Nghiệm An Toàn & Chất lượng Theo Tiêu Chuẩn Quốc Tế JCI Tại Phương Châu

Đôi bàn tay là phương tiện quan trọng làm lan truyền các tác nhân gây nhiễm khun (đã được nghiên cứu rất nhiều và không còn là vấn đề tranh cãi) nên vệ sinh đôi tay là biện pháp quan trọng nhất trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện (*).

Trong các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK), vệ sinh tay (VST) từ lâu luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, không chỉ trong chăm sóc NB mà ngay cả ở cộng đồng khi đang phải đối mặt với nhiều bệnh dịch nguy hiểm xảy ra trên diện rộng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, rửa tay được coi là liều vaccine tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người. 

Đó là lý do vì sao khách hàng rất thường thấy những bồn rửa tay, các chai dung dịch VST bằng cồn ở khắp nơi trong Phương Châu. Không quá khó để tìm thấy, chúng hiện diện đầy đủ ở những nơi cần cho việc VST thường quy: khuôn viên khu khám, trước cửa các phòng khám và ở mỗi phòng bệnh…

Đó cũng là lý do vì sao chúng ta rất thường thấy NVYT Phương Châu VST trước và sau quá trình tiếp xúc, thăm khám và chăm sóc người bệnh. Là họ đang tuân thủ đúng các thời điểm VST để bảo vệ an toàn cho mọi người.

Không chỉ là cam kết gìn giữ một môi trường y tế an toàn KSNK, mà Phương Châu làm thật, làm nghiêm túc và luôn duy trì để có thể bảo vệ người bệnh và khách hàng của mình.

Chúng tôi đặc biệt khuyến khích tất cả mọi người VST trước khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ sơ sinh (có thể chà tay khử khuẩn với dung dịch vệ sinh chứa cồn hoặc rửa tay với nước và xà phòng thường).

Với ý thức giữ gìn đôi tay sạch, VST cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày, không riêng gì trong y tế và bệnh viện. Giữ cho mỗi lần chạm đều an toàn, sạch sẽ để luôn vui khỏe.

Theo Bộ Y tế, mục đích của rửa tay thường quy là làm sạch và loại bỏ vi khuẩn vãng lai trên da tay, đảm bảo an toàn cho NB, NVYT và góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.

* Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), rửa tay mang lại nhiều lợi ích cho mọi người trong cuộc sống thường ngày:

·       Giảm 23 - 40 % số người mắc bệnh tiêu chảy.

·       Giảm 58% bệnh tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch yếu.

·       Giảm 16 - 21% các bệnh về đường hô hấp (như cảm lạnh, trong dân số nói chung).

·       Giảm 29 - 57% tỷ lệ trẻ em phải nghỉ học do các bệnh về đường tiêu hóa.

·       Ngoài ra, việc rửa tay còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh và lan truyền dịch bệnh cũng như giảm tỷ lệ kháng kháng sinh.

Tuy nhiên, chỉ rửa tay bằng nước không là chưa đủ, chúng ta cần rửa tay đúng lúc và đúng cách.

CẦN RỬA TAY KHI NÀO?

·       Trước, trong và sau khi nấu ăn

·       Trước khi ăn

·       Trước và sau khi điều trị vết thương

·       Trước và sau khi chăm sóc người ốm

·       Sau khi đi vệ sinh (đại tiện & tiểu tiện)

·       Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi

·       Sau khi thay tã hoặc và vệ sinh cho trẻ (có sử dụng nhà vệ sinh)

·       Sau khi chạm vào các đồ vật của NB

·       Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật

·       Sau khi chạm rác

·       Sau khi làm việc

·       Khi có cảm giác hoặc nhìn thấy tay bẩn…

(*) Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế đang là vấn đề y tế toàn cầu do làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài ngày nằm viện và tăng chi phí điều trị.