Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

23/07/2025
Nội dung chính xem nhanh

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đang trở thành vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt ở người lớn tuổi nhưng ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ do thói quen sinh hoạt, lao động sai tư thế. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị hiện nay.

Bài viết được cố vấn nội dung bởi BS. CKI. Lâm Văn Cân, Khoa Ngoại, Bệnh viện Quốc tế Phương Châu.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đang trở thành vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt ở người lớn tuổi nhưng ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đang trở thành vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt ở người lớn tuổi nhưng ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hoặc rễ thần kinh. Về giải phẫu bệnh, đây là hậu quả của việc vòng sợi bị rách, còn lâm sàng thường biểu hiện thành hội chứng đau thắt lưng hông rất điển hình.

Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh

Ở người lớn tuổi, đĩa đệm và vòng sợi thường bị thoái hóa, mất tính đàn hồi, khiến nhân nhầy dễ phá vỡ vòng sợi và di chuyển ra sau hoặc sang hai bên khi cột sống vận động. Trong khi đó, người trẻ thường bị thoát vị đĩa đệm do các động tác gập, xoay hoặc mang vác nặng sai tư thế, gây tổn thương vòng sợi.

Một số yếu tố nguy cơ khác góp phần gây thoát vị đĩa đệm gồm:

  • Áp lực trọng tải lớn lên cột sống.
  • Sự căng phồng của đĩa đệm quá mức.
  • Sự lỏng lẻo và thoái hóa của cấu trúc đĩa đệm.
  • Các lực xoắn, vặn, đè ép quá mạnh lên cột sống.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Hỏi bệnh

Bác sĩ sẽ khai thác thời gian mắc bệnh, quá trình diễn tiến, tuổi tác, nguyên nhân khởi phát. Người trẻ thường liên quan đến vận động sai tư thế, còn người lớn tuổi chủ yếu do thoái hóa. Bệnh nhân có thể có tiền sử đau thắt lưng cấp hoặc mạn tính.

Khám lâm sàng

  • Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng gây đau lưng và đau thần kinh tọa. Khi nhân nhầy đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh, bệnh nhân sẽ thấy đau lan từ lưng xuống mông, mặt sau đùi, bắp chân và có thể đến bàn chân, ngón chân. Cơn đau có thể liên tục hoặc thành từng đợt, giảm khi nghỉ ngơi. Một số trường hợp muộn có thể xuất hiện yếu cơ, teo cơ, hạn chế vận động và co cứng cơ cạnh sống.
  • Đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa, tùy theo rễ L4-L5 hay L5- S1, đau liên tục hay thành cơn, nghỉ ngơi giảm đau, khó đứng trên đầu ngón chân . Giai đoạn muộn có teo cơ, yếu cơ, hạn chế vận động, co cứng cơ cạnh sống.
  • Có dấu hiệu điểm đau Vallex, bấm chuông, Lasegue.
  • Phản xạ gân xương giảm hay mất do tổn thương rễ L4, phản xạ gân gót giảm trong tổn thương rễ S1

Các hình thức thoát vị đĩa đệm

  • Thoát vị đĩa đệm thành một khối do gập mạnh cột sống, có triệu chứng ép rễ đột ngột có liệt cơ và rối loạn cơ vòng.
  • Thoát vị đĩa đệm hai bên phía sau vòng sơ bị hư , nhân nhày chảy sang hai bên  nên bệnh nhân đau cả hai bên.
  • Thoát vị đa tầng là thoát vị nhiều đĩa đệm.
  • Thoát vị nhân nhầy bị kẹt, đau đột ngột, kèm theo đau thần kinh hông to.

Xét nghiệm cận lâm sàng

  • X-quang giúp đánh giá tình trạng thoái hóa, biến dạng cột sống.
  • Chụp MRI là phương pháp chính xác nhất để xác định vị trí và mức độ thoát vị đĩa đệm, giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Điện cơ hỗ trợ phát hiện tổn thương các rễ thần kinh.

Chẩn đoán xác định và phân biệt

Chẩn đoán xác định dựa trên ít nhất 4/6 tiêu chuẩn: 

  • Có yếu tố chấn thương.
  • Đau cột sống thắt lưng theo kiểu rễ dây.
  • Đau tăng khi gắng sức.
  • Nghỉ ngơi có đỡ đau.
  • Có dấu hiệu bấm chuông.
  • Có dấu hiệu Lasegue+.
  • Phim MRI có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bác sĩ cũng cần phân biệt với các bệnh khác như đau khớp háng, viêm cơ đáy chậu, hoặc bệnh khớp vùng chậu.

Chẩn đoán nguyên nhân

  • Chấn thương cột sống vùng thắt lưng.
  • Làm việc sai tư thế.
  • Thoái hóa, loãng xương, viêm thân đốt, hoặc đau lưng do các bệnh khớp. 

Điều trị và phục hồi chức năng

Nguyên tắc điều trị

Thoát vị đĩa đệm thường được điều trị phối hợp: thuốc, phục hồi chức năng và ngoại khoa khi cần thiết. Điều trị nội khoa tích cực từ 1–3 tháng, nếu không cải thiện, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật.

Điều trị nội khoa

  • Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib...).
  • Thuốc giãn cơ (Myonal, Mydocalm).
  • Thuốc hỗ trợ phục hồi sụn và giảm thoái hóa (Glucosamin, Viatril-S...).
  • Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh (Galactamin, Nivalin).

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Ở giai đoạn cấp, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, nằm trên đệm cứng. Có thể sử dụng phương pháp hồng ngoại, siêu âm, sóng ngắn, điện xung, paraffin... Các bài tập nhẹ nhàng giúp duy trì chức năng vận động, giảm đau. Khi đỡ đau, có thể kết hợp kéo giãn cột sống thắt lưng để giảm chèn ép.

Điều trị giải ép đĩa đệm bằng Laser hay sóng Radio cao tần

Áp dụng cho trường hợp nhẹ lồi đĩa đệm và thoát vị dưới dây chằng dọc sau. Có một số trường hợp có thể gây biến chứng viêm sống đĩa đệm.

Can thiệp phẫu thuật

  • Chỉ sau khi điều trị nội khoa không kết quả, hay có liệt teo cơ, rối loạn cơ vòng, mục đích là giải ép thần kinh.
  • Mổ hở có tỷ lệ thành công cao, phẫu thuật ít xâm lấn lối sau, cổ điển.
  • Mổ qua kính hiển vi là phương pháp an toàn nhất hiện nay, mổ qua lối sau, tỷ lệ thành công cao không mất máu nhiều bệnh nhân đi lại sớm hơn.
  • Mổ qua nội soi: cắt đĩa sống vi phẫu, cắt đĩa sống hàn liên đốt.

Theo dõi và tái khám

Sau điều trị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần tập luyện đúng cách, tránh các tư thế xấu, duy trì lối sống khoa học. Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập phù hợp để củng cố sức mạnh cơ lưng và bảo vệ cột sống. Định kỳ tái khám, chụp MRI hoặc X-quang kiểm tra để kịp thời phát hiện bất thường.

Nâng cao kỹ thuật điều trị chuyên sâu các bệnh lý thần kinh cột sống tại Phương Châu

BVQT Phương Châu hiện đang sở hữu hệ thống thiết bị hỗ trợ tối tân cho vi phẫu thần kinh cột sống. Kính hiển vi điện tử giúp hiển thị rõ từng cấu trúc mô và thần kinh. Hệ thống C-arm cung cấp hình ảnh X-quang trực tiếp trong suốt quá trình mổ, đảm bảo định vị chính xác từng thao tác.

Ngoài ra, hệ thống khoan mài cao tốc giúp bóc tách mô cứng một cách an toàn, hạn chế tối đa tổn thương mô lành. Các vật liệu ghép như titanium hoặc PEEK có độ tương thích sinh học cao, không gây phản ứng và đảm bảo sự ổn định lâu dài cho cột sống.

Không chỉ điều trị thoát vị đĩa đệm, BVQT Phương Châu còn tiếp nhận phẫu thuật các bệnh lý thần kinh cột sống khác như hẹp ống sống, trượt đốt sống và chấn thương cột sống do tai nạn… và nhiều bệnh lý cơ xương khớp khác. Tất cả được thực hiện trong hệ thống phòng mổ vô trùng, dưới tay nghề của các bác sĩ được đào tạo chuyên sâu.

Bệnh viện không ngừng cập nhật kỹ thuật mới, kết hợp điều trị đa chuyên khoa để mang lại kết quả tối ưu cho người bệnh. Đây chính là cam kết rõ ràng về chất lượng điều trị và sự tận tâm của Phương Châu với cộng đồng.

Thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn gây suy giảm chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Việc phát hiện sớm, tuân thủ điều trị và duy trì tập luyện khoa học là chìa khóa giúp người bệnh phục hồi và hạn chế tái phát. Nếu bạn có dấu hiệu đau lưng, đau lan xuống chân hay nghi ngờ thoát vị đĩa đệm bạn hãy đến Phương Châu ngay để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.

Quý khách hàng có thể đặt lịch hẹn khám TẠI ĐÂY. Hoặc gọi đến tổng đài 1900 54 54 66 để được hỗ trợ tư vấn.